Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Bài 1: Việc quản lý giá có ảnh hưởng thế nào đối với việc đưa ra những quyết định kinh doanh?

Tại sao cần quản lý giá hàng hóa?

Giá hàng thì có giá mua, giá bán, giá bán buôn, giá bán lẻ, giá ký gửi, giá mua khuyến mại,…như vậy là có rất nhiều “Dạng giá” khác nhau. Hơn nữa giá của hàng hóa có ý nghĩa tới chính sách mua hàng, chính sách bán hàng của doanh nghiệp, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của đơn vị. Chúng ta quan tâm tới giá mua và giá bán tuy nhiên trong giá mua lại có vô vàn các yếu tố cần xem xét tới, ví dụ như giá mua của nhà cung cấp 1 cần so sánh với giá mua của nhà cung cấp 2, sau đó lại tiếp tục so sánh các chương trình mà nhà cung cấp 1, 2 áp dụng cho chúng ta khi mua hàng. Đôi khi chúng ta lựa chọn nhà cung cấp số 2, chấp nhận mua với mức giá cao hơn nhưng lại có nhiều điều kiện ưu đãi hơn…

Giá bán càng có ý nghĩa quan trọng hơn, bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu. thế nhưng hãy nhớ rằng trong cửa hàng có hàng nghìn, chục nghìn mặt hàng. Làm sao để nhớ được hết giá của nó, những người làm lâu năm cũng có lúc không thể nhớ được giá của tất cả mặt hàng. Không cần phải nhớ, trong bài viết này tôi sẽ giới thiệu cho bạn phần mềm 1C:BÁN LẺ 8 có tính năng quản lý giá theo một số tiêu chí (tôi thấy cần thiết) như sau:

    -  Theo dõi lịch sử giá hàng hóa
    -  Biến động giá mới với giá cũ
    -  Quy tắc thiết lập giá
    -  Tự động điền giá khi bán mua, bán hàng

Theo dõi lịch sử giá hàng hóa 
Yêu cầu này có lẽ rất nhiều đơn vị quan tâm vì trong cửa hàng có rất nhiều hàng hóa, mỗi mặt hàng lại có giá khác nhau. Do đó, rất cần quản lý lịch sử giá hàng.

Trong phần mềm 1C:BÁNLẺ 8 có ghi nhận giá hàng theo thời gian, chương trình dùng khái niệm “Đặt bảng giá hàng” để ghi nhận thông tin này. Theo đó, mỗi khi có sự thay đổi đơn giá thì đơn giá mới sẽ áp dụng từ ngày có hiệu lực. 
Tại một số phần mềm trên thị trường tôi cũng thấy có giới thiệu ghi nhận giá hàng ngay khi khai báo mặt hàng, việc này tưởng chừng như tiện lợi, người dùng thấy rằng thông tin có thể khai báo ngay từ ban đầu nhưng lại không thể quản lý và theo dõi lịch sử giá hàng để có thể phân tích. 

Bảng giá mới sẽ có hiệu lực kể từ ngày đã được thiết lập. Một câu hỏi đặt ra là « Tôi chỉ có vài mặt hàng thay đổi giá, vậy tôi phải đặt lại giá cho toàn bộ mặt hàng? Dĩ nhiên là không. Nếu như thời gian sau đó, sau khi phân tích và so sánh với thị trường bạn quyết định thay đổi (tăng giá, giảm giá) một số mặt hàng thì bạn chỉ cần lập ra một bảng giá mới, chỉ gồm những mặt hàng thay đổi đó, các mặt hàng còn lại sẽ vẫn áp dụng theo bảng giá mà bạn đã xây dựng trước đây.

Theo dõi biến động giá cũ và giá mới

Trong chương trình 1C:BÁN LẺ 8 có công thức tự động tính toán % thay đổi này mỗi khi thiết lập mức giá mới. Điều này là tự động, chương trình sẽ đưa ra tỷ lệ % chính xác cho người xem 


Quy tắc tính giá 

Khái niệm này có lẽ còn mới mẻ nhưng đây là thuật ngữ ám chỉ cơ chế đặt bảng giá hàng mà thôi. ví dụ, bạn cần đặt giá bán lẻ = 1,5 x giá mua; giá bán buôn = 1,2 x giá mua;…thì đó là một trong những quy tắc khi đặt giá.
Trong  chương trình 1C:BÁN LẺ 8 sử dụng khái niệm này để chỉ ra tất cả các quy tắc khi tính giá, người sử dụng cũng có thể tự tạo công thức để tính ra giá bán cho phù hợp 

Tự động điền giá trong các chứng từ 

Sau khi thiết lập giá cho các mặt hàng thì một việc rất quan trọng của hệ thống phần mềm đó là phải tự động đưa ra giá hàng trong các chứng từ:
    -  Chứng từ mua hàng sẽ đưa ra giá nhập, giá mua khuyến mại…
    -  Chứng từ bán hàng sẽ tự động đưa ra giá bán lẻ (màn hình POS), giá bán buôn (nếu bán buôn), giá ký gửi (nếu giao hàng ký gửi)… 

Bạn không cần phải nhớ giá mặt hàng, hãy dùng nó để suy nghĩ về những vấn đề cao hơn như: phân tích giá, chính sách giá, kế hoạch bán hàng, kế hoạch tài chính…Bên trên tôi chỉ đưa ra một số điểm cơ bản, hy vọng các bạn sẽ có những thông tin hữu ích.

Ngô Tiến

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét