Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Những yêu cầu đối với phần mềm quản lý nhà hàng

Phần mềm 1C:BÁN LẺ 8 hoàn toàn đáp ứng theo mô hình chuỗi cửa hàng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tập trung toàn bộ vào các nghiệp vụ dành riêng cho nhà hàng. Ở nhà hàng cũng có nhiều cái đặc thù mà siêu thị không có, do vậy phần mềm cũng cần phải có các tính năng nổi bật tương ứng để phục vụ thêm cho những đặc thù này nữa.

Quản lý hàng hóa theo nhiều đơn vị tính

- Đơn vị tính của mặt hàng rất đa dạng theo chiếc, cái, con, … kg và đặc biệt cần tích hợp với cân điện tử.
- Các đơn vị cần có sự quy đổi đễ dễ dàng thiết lập giá bán hàng

Tích hợp với cân điện tử

- Tích hợp cân điện tử sẽ giúp cho nhà hàng có nhiều phương án hơn để khách hàng lựa chọn. Ví dụ như khách hàng mua 1 con rắn 3 cân và chỉ tính tiền con rắn 3 cân đó. Phần việc chế biến con rắn đó thành bao nhiêu món thì theo cách quảng cáo của nhà hàng.
- Tích hợp với cân điện tử là một tính năng không dễ và 1C:BÁNLẺ 8 đã làm được điều này.

Phân biệt được món mới hay món đã dùng

- Việc phân biệt được thực hiện ngay tại thời điểm khách hàng order. Đây cũng là một cách để người nấu biết khách hàng không thích gia vị gì, cho ít gia vị gì đi, nhiều gia vị nào đó hơn.

Đóng bộ ngay tại thời điểm bán hàng

- Ngoài việc đóng bộ sẵn có các món ăn được chế biến sẵn, phần mềm cần đáp ứng đóng bộ ngay tại thời điểm bán hàng. Công việc này chỉ cần đặt sẵn định mức, đơn giá cho món ăn và  khi bán hàng, nhân viên thu ngân chỉ cần chọn món ăn, chương trình tự động trừ kho, hiện ra bảng giá. Công việc còn lại của thu ngân là tính tiền.
- Phần định mức được thiết lập từ khi tạo danh mục món ăn.

Lập kế hoạch mua nguyên liệu

- Dựa trên kinh nghiệm bán hàng và phân tích trong phần mềm, chủ nhà hàng thường có kế hoạch ngày hôm nay sẽ phục vụ món gì với số lượng bao nhiêu. Như vậy, phần mềm cần tính toán để chủ nhà hàng biết rằng hôm nay cần mua gì? Số lượng bao nhiêu?

Phân biệt sản phẩm in xuống bếp hoặc in tại bar

- Đối với nhà hàng thường phát sinh 2 nghiệp vụ tại bếp và bar. Khi nhân viên bán hàng ghi nhận order của khách, để đảm bảo nhanh nhất cho nhân viên bán hàng thì chương trình sẽ được kết nối với 2 máy in, một máy tin bếp và một máy in bar. Nhân viên bán hàng nhấp vào nút In và chương trình phân biệt được món nào đưa xuống bếp và hàng hóa nào đưa lên bar.
- Khi thực hiện lệnh in, chương trình cần có một chế độ khoanh vùng kho, nhân viên bán hàng đó nhận món ăn và nhận hàng hóa từ bar sẽ có nút đã nhận và lập tức trừ tồn kho.

Nhiều hình thức thanh toán

- Khách hàng của nhà hàng thường rất đa dạng, từ những người nhỏ tuổi đến lớn tuổi, đàn ông, đàn bà, thanh niên nam nữ, … ở nhiều cấp độ trong xã hội nên sẽ rất dễ phát sinh các hình thức thanh toán khác nhau như tiền mặt VND, thẻ thanh toán, phiếu thanh toán (nếu có khuyến mại).
- Các hình thức thanh toán này cũng có thể kết hợp với nhau để tạo điều kiện cho khách hàng thanh toán nhanh nhất.

Quản lý khách hàng thân thiết

- Quản lý thông tin khách hàng, sở thích, lịch giao dịch thường xuyên của khách hàng.
- Quản lý các order trước theo lịch của khách hàng, khách hàng thường hay đặt trước đặt biệt vào các ngày lễ.
- Thiết lập các mức ưu đãi cho khách hàng như theo hạng, theo điểm, …

Lập được nhiều mức giá cho một món có nhiều mức độ về lượng

- Món ăn của nhà hàng thường được phân định mức độ về lượng theo người, kilogam, … từ đó thiết làm cơ sở đặt mức giá cho món ăn.
- Một món ăn được làm từ các loại nguyên liệu khác nhau cũng sẽ có mức giá khác nhau. Do vậy, để tránh phải thiết lập nhiều mã món ăn, phần mềm cần có một công cụ để quản lý công việc này. Đối với phần mềm 1C:BÁN LẺ 8, công cụ để quản lý vấn đề này là đặc tính.

Màn hình bán hàng gọn gàng, ít thao tác

- Màn hình bán hàng được thiết kế một cách gọn gàng, các thao tác cần thực hiện ít nhất và có phím tắt để lập nhanh một order của khách hàng từ lúc ban đầu cho đến khi kết thúc.
- Hiển thị món ăn theo nhóm, sao cho danh mục các món ăn đó khi lựa chọn không bị che lấp phần séc bán hàng, đảm bảo cho nhân viên thu ngân dễ kiểm soát số phát sinh trên sec.

Sử dụng được ngay trên thiết bị cảm ứng.

- Màn hình bán hàng cần được thiết lập để nhân viên bán hàng có thể lập order của khách trên thiết bị cảm ứng.

Quản lý được ngay các nghiệp vụ bàn ăn

Do đặc thù của nhà hàng nên nghiệp vụ tính tiền thường tính theo bàn ăn, không tính theo khách hàng nên công việc của nhân viên nhà hàng sẽ xoay quanh các bàn ăn.
- Nhận bàn: bàn nào khách hàng đã nhận rồi cần có một màu sắc khác với các bàn đang trống. Quy trình quản lý được ghi nhận từ khi khách vào cho tới khi khách rời khỏi bàn đó để đổi bàn, chuyển bàn hoặc thanh toán.
- Đổi bàn: đảm bảo nhân viên thu ngân có thể lựa chọn nhanh bàn đang còn trống mà khách hàng vừa đổi sang.
- Tách bàn: tách bàn hoặc cũng có thể hiểu là tách hóa đơn, nghiệp vụ này thường phát sinh phức tạp, việc tách theo món thì dễ nhưng có khi khách hàng cần tách hóa đơn (giá trị).
- Gộp bàn: gộp bàn hoặc cũng có thể hiểu là gộp hóa đơn, khi khách hàng ngồi với 1 dãy bàn dài hoặc nhiều bàn khác nhau thì việc gộp bàn thanh toán cần được đáp ứng ngay.

Nghiệp vụ bán hàng

- Bán hàng: nghiệp vụ bán hàng ở nhà hàng khác so với ở siêu thị, ở đây khách hàng tiêu dùng xong mới trả tiền. Việc bán hàng sẽ được ghi nhận xuất kho nhưng chưa được thanh toán luôn.
- Nhận hàng bán bị trả lại: hàng hóa còn dư thừa sau bữa ăn mà khách hàng đồng ý trả lại.
Nghiệp vụ bán hàng không tại bàn: nghiệp vụ này giống như một nghiệp vụ bán lẻ thông thường khác nhưng có thể giá sẽ được chia làm 2 phần là giá bán món ăn và chi phí vận chuyển.


Hoàng Ánh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét