Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Bước tiến mới của 1C trên nền tảng "1C:DOANH NGHIỆP" - Tạp chí Khoa học & Tổ quốc

Mới đây, hãng 1C đã phát hành nền tảng công nghệ "1C:DOANH NGHIỆP 8.3" dành cho thiết bị di động chạy trên iOS hoặc Android. Nền tảng mới được phát triển từ "1C:DOANH NGHIỆP", cho phép chạy trên hệ thống mã nguồn mở như một bước tiến lớn trong việc ứng dụng nền tảng công nghệ của hãng 1C. 

Nền tảng "1C:DOANH NGHIỆP" là một lớp công nghệ bao gồm môi trường và công cụ lập trình, nhờ đó các công ty phần mềm có thể thiết kế ra các giải pháp ứng dụng dành cho doanh nghiệp. Công cụ này được áp dụng rộng rãi trong việc tự động hóa quản lý, cũng như để xây dựng các giải pháp riêng phù hợp với từng doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân (giải pháp theo chiều ngang, ngành dọc và giải pháp riêng biệt). Trên nền tảng "1C:DOANH NGHIỆP", dựa  trên các nguyên tắc cơ bản như lập trình nhanh, chuẩn hóa tối đa các công việc thiết kế mô hình và giải pháp ứng dụng…, người sử dụng có thể dùng các công cụ lập trình dưới  dạng các tính năng bổ sung, xem lô-gic nghiệp vụ của ứng dụng,…
"1C:DOANH NGHIỆP" có đặc điểm nổi trội về công nghệ bởi khả năng mở rộng quy mô, cho phép sử dụng cho tất cả các giải pháp ứng dụng mà không bị ràng buộc vào đặc thù chuyên ngành và doanh nghiệp, cũng như người sử dụng. Do đó nền tảng công nghệ đảm bảo khả năng áp dụng cho hệ thống từ một máy riêng biệt cho đến hàng trăm người sử dụng trong mạng cục bộ, mở rộng công việc cho nhiều khu vực theo phương án làm việc từ xa bằng việc trao đổi thông tin theo định kỳ, hoặc truy cập tập trung qua Internet mà hoàn toàn không cần phải thiết kế lại giải pháp ứng dụng. Đặc biệt, nền tảng công nghệ "1C:DOANH NGHIỆP" có sẵn hệ thống trao đổi dữ liệu, cho phép tiến hành đồng nhất dữ liệu trên cơ sở XML để tạo lập các ứng dụng phân tán theo địa phương, đồng thời tích hợp với các ứng dụng khác của "1C:DOANH NGHIỆP" và các hệ thống khác.
Hệ thống "1C:DOANH NGHIỆP" cung cấp khả năng tự động hóa bằng cách triển khai các giải pháp ứng dụng riêng biệt, làm việc độc lập hoặc tích hợp với các hệ thống khác thông qua việc sử dụng cơ chế trao đổi thông tin khác nhau cũng như bằng cách sử dụng các giải pháp đồng bộ tổng thể. Nhờ sự kết hợp các giải pháp chuẩn, chuyên ngành dành cho cá nhân, hệ thống cho phép chọn phương án tự động hóa tối ưu phù hợp với những yêu cầu của doanh nghiệp, tiến hành việc tự động hóa theo từng giai đoạn, đơn giản hóa việc đào tạo người sử dụng và quản trị hệ thống, phát triển hệ thống theo mức gia tăng nhu cầu của các doanh nghiệp.
Với các đặc điểm về công cụ và nguyên tắc thiết kế, tốc độ xây dựng giải pháp phần mềm trong "1C:DOANH NGHIỆP" thường cao hơn gấp 2-10 lần mà giá thành rẻ hơn gấp nhiều lần so với các công cụ lập trình đa năng. Đặc biệt, người sử dụng có thể nhanh chóng nắm bắt được các tính năng, công cụ của nền tảng để phát triền giải pháp và tùy chỉnh theo tính chất, quy mô của doanh nghiệp, cá nhân…
Ngoài ra, các ứng dụng được thiết kế chạy trên môi trường của nền tảng công nghệ và hoàn toàn không bị phụ thuộc vào hệ điều hành cũng như hệ quản trị cơ sở dữ liệu nhất định. Phần mềm có có thể chạy trên Linux cũng như Windows và có thể làm việc với các hệ thống cơ sở dữ liệu Oracle Database, IBM DB2, MS SQL Server, Postgre SQL Server. 
Trên nền tảng của một hệ thống lớn, mới đây hãng 1C đã nghiên cứu, nâng cấp và đưa ra thị trường nền tảng "1C:DOANH NGHIỆP 8.3" với công cụ lập trình trong môi trường Linux. Điểm mới này giúp các công ty phát triển phần mềm dành cho doanh nghiệp trên nền tảng 1C hoàn toàn có thể làm việc trên môi trường hệ điều hành mã nguồn mở và không phải phụ thuộc vào MS Windows. Bên cạnh đó, nền tảng còn bao gồm các công cụ và cơ chế để phát triển và triển khai các giải pháp phần mềm theo mô hình dịch vụ cho thuê (SaaS).
Trong thời đại công nghệ thông tin, cuộc chạy đua giữa các hãng sản xuất thiết bị di động lớn trên thế giới đã mở ra xu hướng mới cho các nhà sản xuất phần mềm. Ngay sau khi nâng cấp và đưa ra thị trường nền tảng "1C:DOANH NGHIỆP 8.3" với công cụ lập trình trong môi trường Linux, mới đây, hãng 1C tiếp tục phát hành nền tảng "1C:DOANH NGHIỆP 8.3", cho phép xây dựng các giải pháp ứng dụng chạy trên môi trường hệ điều hành iOs và Android một cách nhanh chóng. Bước đột phá này giúp người sử dụng có thể làm việc với các ứng dụng của 1C trên các thiết bị di động như: máy tính bảng và các dòng điện thoại thông minh. 
Thành lập từ năm 1991, đến nay hãng 1C là công ty phát triển phần mềm đứng trong TOP 10 các doanh nghiệp CNTT tại Nga. Giải pháp phần mềm kế toán 1C chiếm 90% thị phần, còn hệ thống giải pháp tích hợp (thuộc lớp giải pháp ERP) của 1C đứng vị trí thứ 2 với thị phần 32% tại Nga. 1C cũng là nhà phân phối chính thức của nhiều hãng phần mềm nổi tiếng trên thế giới, cung cấp hơn 10.000 loại phần mềm cho các tổ chức, gia đình với các giải pháp phần mềm quản lý, giáo dục và giải trí.
Đối tác phân phối tại Việt Nam là công ty cổ phần Hệ thống 1-V. Được thành lập từ năm 2006, đến nay công ty đã cung cấp phần mềm và triển khai cho trên 3000 doanh nghiệp, đồng thời thực hiện việc chuyển giao công nghệ 1C và hỗ trợ cho các đối tác phát triển phần mềm tại Việt Nam.
Theo "Tạp chí Khoa học & Tổ quốc" số ra tháng 11 năm 2012
Chuyên mục Khoa học trang 14-15
 

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

Văn bản pháp quy: Nghị định 83/2013 NĐ - CP

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế.

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

1VS: NHẬT KÝ TRIỂN KHAI "VIVA FASHION"

Ngày 23/7, đại diện của ViVa Fashion - Bà Trần Thu Hà, Giám đốc điều hành Viva Fashion đã ký hợp đồng với “Running Man” Vũ Xuân Tiến làm hình ảnh đại diện cho thương hiệu thời trang ViVa tại Hà Nội.

Viva Fashion ra mắt thị trường Việt Nam đầu năm 2013, công ty này có 3 cửa hàng thời trang tại Hà Nội, Huế và Thái Nguyên. Hiện tại, ViVa Fashion đang sử dụng phần mềm bán hàng 1C:BÁN LẺ 8 để quản lý công việc kinh doanh tại từng cơ sở và cửa hàng. Theo kế hoạch thương hiệu này sẽ mở 50 cửa hàng trên toàn quốc trong 3 năm tới.

Để hiểu rõ hơn về bài toán quản lý và công việc triển khai giải pháp phần mềm đối với hệ thống ViVa Fashion mời các bạn cùng đọc "Nhật ký triển khai".


Hệ thống lưu trữ tài liệu điện tử: Giải pháp mới cho các doanh nghiệp

Đối với bất kỳ một tổ chức nào, khi số lượng văn bản trở nên đồ sộ sẽ vô cùng khó khăn trong công tác quản lý và tìm kiếm văn bản. Đặc biệt, khi văn bản không thể khôi phục hoặc bị mất đi sẽ là nan giải cho bất kỳ ai. Cứu trợ trong những trường hợp này chính là hệ thống lưu trữ điện tử.

Tiến sỹ Trần Thắng – Giám đốc công ty 1VS sẽ giải thích rõ hơn về giải pháp này.
PV: Ông có thể giải thích về thuật ngữ "lưu trữ điện tử" và thực trạng ứng dụng hệ thống này tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay?
TS. Trần Thắng: "Lưu trữ điện tử" là một thuật ngữ quen thuộc ở nước ngoài, nhưng lại khá mới mẻ ở Việt Nam. Trong những năm gần đây, cùng với sự ứng dụng của CNTT, chúng ta thường nghe thấy khái niệm "số hóa", ví dụ như "số văn bản", "số hóa thư viện", và về bản chất đó chính là xây dựng hệ thống "lưu trữ điện tử".
Đây là một khái niệm mới, cũng dễ hiểu, bởi vì để thiết lập "lưu trữ điện tử" thì cần có một số yếu tố: công nghệ phần cứng, công nghệ phần mềm và phương pháp luận triển khai. Những yếu tố này ở Việt Nam vẫn còn đang thiếu.
Một số giải pháp phần mềm ở Việt Nam đang được phát triển và triển khai có liên quan đến công tác văn bản, ví dụ như các phần mềm quản lý văn bản, công văn hoặc một số giải pháp ứng dụng cho các thư viện. Nhưng dưới góc nhìn của một hệ thống "lưu trữ điện tử" thì giải pháp vẫn còn rất sơ khai.
Các giải pháp công nghệ "lưu trữ điện tử" của nước ngoài vẫn chưa được áp dụng nhiều tại Việt Nam. Theo như chúng tôi được biết thì có một số ngân hàng Việt Nam đã triển khai các phần mềm dạng ECM (Enterprise Content Management – Quản lý nội dung doanh nghiệp) của nước ngoài, mà trong một phần tính năng này là "lưu trữ điện tử". Nhưng các giải pháp này vẫn chưa được Việt hóa, và ngôn ngữ giao diện vẫn là tiếng Anh.
Đảo qua các nguồn trên mạng Internet của nước ngoài và Việt Nam, có thể thấy sự khác biệt rất lớn về lượng thông tin liên quan đến "lưu trữ điện tử", ở đó có thể tìm rất nhiều các công ty cung cấp dịch vụ "số hóa tài liệu" hay xây dựng hệ thống "lưu trữ điện tử", "thư viện điện tử", còn ở Việt Nam thì hầu như không có.
PV: Thưa ông, vậy hệ thống lưu trữ điện tử có những tiện ích cơ bản nào?
TS. Trần Thắng: Hệ thống lưu trữ tài liệu điện tử cho phép người dùng nhập và tạo ra các tài liệu điện tử (máy quét, E-mail, nhập trực tiếp và lưu), xem tài liệu, in tài liệu, tìm kiếm nhanh các tài liệu theo các tham số khác nhau. Chẳng hạn, theo như mục phân nhánh và theo các thuộc tính các tài liệu (lập chỉ mục tài liệu), phân quyền truy cập vào các tài liệu điện tử, không có khả năng xóa tài liệu, lưu trữ tin cậy, sao lưu tài liệu điện tử, theo dõi lịch sử thay đổi tài liệu và khả năng tích hợp với các hệ thống sẵn có.
PV: Các tài liệu lưu trữ điện tử sẽ được phân loại dưới những dạng nào?
TS. Trần Thắng: Các kho lưu trữ điện tử thường khác nhau về mục đích. Việc phân loại thường chỉ mang tính quy ước và khi tổ chức lưu trữ điện tử thì một hệ thống đồng thời có thể có nhiều mục đích. Dạng hệ thống tự động hóa quản lý hồ sơ lưu trữ thường dùng cho các bộ phận lưu trữ của cơ quan. Nó giúp định hình các hồ sơ lưu trữ, danh mục hồ sơ, theo dõi thời hạn lưu trữ bắt buộc…
Dạng lưu trữ điện tử các chứng từ tài chính dùng để đảm bảo ghi nhận và lưu rữ một cách tập trung các hình ảnh điện tử các chứng từ gốc có ý nghĩa tài chính và kinh tế, các hợp đồng và các tài liệu khác liên quan đến hoạt động tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp, cơ quan và tổ chức.
Dạng lưu trữ điện tử các tài liệu dự án dùng cho các đơn vị thiết kế để lưu toàn bộ giấy tờ, tài liệu, chẳng hạn như: bản vẽ, dự toán, thuyết minh, và các dạng khác nữa.
Dạng lưu trữ điện tử các văn bản quy phạm bao gồm các tiêu chuẩn của doanh nghiệp đặt mua ngoài và (hoặc) do công ty tự phát triển. Việc xây dựng một kho lưu trữ điện tử các tài liệu như vậy thường liên quan chặt chẽ của các công ty triển khai hệ thống quản lý chất lượng và là một trong các điều kiện để cấp giấy chứng nhận.
Dạng lưu trữ điện tử của các tài liệu kỹ thuật dành cho các công ty có hoạt động liên quan đến việc cung cấp hàng hóa và các cửa hàng liên quan đến tài liệu kỹ thuật (hướng dẫn sử dụng, thông số kỹ thuật…).
Dạng lưu trữ điện tử của các tài liệu pháp lý như: hợp đồng và các tài liệu liên quan. Dạng lưu trữ điện tử các tài liệu nhân sự được dùng để lưu trữ các tập tin cá nhân, hợp đồng lao động, quyết định, mô tả chức danh và các quy định trong công ty.
PV: Ông có những lưu ý gì đến với các doanh nghiệp trong việc tổ chức lưu trữ điện tử?
TS. Trần Thắng: Lưu trữ điện tử có thể được sử dụng không chỉ để lưu trữ tài liệu điện tử (thu được bằng cách nhập dữ liệu hoặc quét tài liệu) mà còn để tạo ra thư viện các loại tập tin khác nhau: tập tiếng, tập video, hình ảnh. Rất nhiều công ty hay cơ quan tiến hành tổ chức kho lưu trữ điện tử theo cách như vậy để có thể làm việc với các dữ liệu đã lưu.
Khi tổ chức lưu trữ điện tử như vậy thì cần có sẵn cơ chế nhập các dữ liệu đó. Ví dụ, cần có sẵn khả năng ghi âm bằng Microphone cho các cuộc gặp, đàm phán, báo cáo hoặc các thông tin khác. Có thể sử dụng các hộp thư thoại (ví dụ: chương trình với khả năng ghi lại tin nhắn thoại).
Việc tổ chức một kho lưu trữ điện tử với các tính năng như vậy sẽ đảm bảo cho việc cung cấp cho một lợi thế lớn trong việc tiến hành hoạt động kinh doanh, quản lý hành chính nhà nước và lưu trữ thông tin cần thiết dưới dạng có cấu trúc để tìm kiếm nhanh chóng. Việc xây dựng kho lưu trữ điện tử là một cơ hội để làm sạch các tài liệu và khả năng nhanh chóng tìm thấy các tài liệu cần thiết.
PV: Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, ông có thể chia sẻ về các nguyên tắc khi xây dựng kho lưu trữ điện tử?
TS. Trần Thắng: Để kho lưu trữ điện tử có thể thực hiện thành công tất cả các chức năng phải có thì cần bám sát một số quy tắc và tiêu chuẩn nhất định: nguyên tắc ghi nhận và theo dõi, tức là tổ chức ghi nhận và theo dõi chính xác các thông tin được lưu. Do đó, có thể loại trừ việc mất mát tài liệu, nguyên tắc kiểm soát tức là tài liệu mới cần được nhập hệ thống một cách có hệ thống và được đăng ký.
Mức độ quan trọng và thời hạn lưu cần phải được theo dõi cẩn thận. Nguyên lý thống nhất, là hệ thống lưu trữ cần phải thống nhất cà chặt chẽ. Điều này để đảm bảo theo dõi các liên kết giữa mỗi tài liệu với mỗi hồ sơ cụ thể hay hợp đồng hoặc giao dịch phát sinh. Nguyên tắc dễ tiếp cận, là hệ thống cần phải thuận tiện và thân thiện với người sử dụng, ngay cả đối với người có kỹ năng sử dụng máy tính ở mức độ vừa phải. Nguyên tắc thuận lợi, giúp ngươi sử dụng có thể dễ dàng định hướng trong hệ thống.
Công cụ tìm kiếm chi tiết cho phép người sử dụng tìm các tài liệu với các thông tin tối thiểu, nguyên tắc kịp thời nói đến quá trình xây dựng kho lưu trữ điện tử không được mất nhiều thời gian bằng cách ứng dụng công nghệ hiện đại và tính chuyên nghiệp của các chuyên gia của trung tâm lưu trữ.
Nguyên tắc bí mật, tức là thông tin lưu chiểu không được phép chuyển cho những người không được phép tiếp cận với nó. Nguyên tắc này áp dụng cho cả lưu trữ điện tử  trong nội bộ công ty, cũng như ngoài công ty như tại trung tâm lưu trữ. Mức độ truy cập thông tin được xác định riêng cho mỗi người sử dụng hoặc cho nhóm người sử dụng.
Nguyên tắc về độ tin cậy, nghĩa là việc chuyển thông tin vào lưu trữ cần phải được bảo vệ chắc chắn để không bị đánh cắp và làm mất. Nguyên tắc này cũng có nghĩa là tạo ra các bản sao lưu dự phòng trong trường hợp có sự cố không lường trước.
Việc tuân thủ các nguyên tắc trên cho phép đảm bảo xây dựng một hệ thống lưu trữ điện tử với khả năng truy cập thông tin một cách nhanh chóng, thuận tiện và liên tục.
PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!
Thành Nguyễn (thực hiện)
Bài viết được đăng trên Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại, số 7

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

Hệ thống lưu trữ tài liệu điện tử: hình thức, xây dựng, cách tổ chức

Trong công việc của bất kỳ một tổ chức nào thì đến một lúc nào đó, mọi người bắt đầu nhận ra rằng, số lượng văn bản giấy bắt đầu trở nên đồ sộ, và việc tìm kiếm các tài liệu cần thiết sẽ trở nên tốn thời gian và công sức. Đặc biệt là nếu như các tài liệu được tạo ra cách đây vài năm, đôi khi một nhân viên bất cẩn nào đó đã mượn tài liệu và sau đó quên không trả lại hoặc bị đánh mất. Tìm kiếm các tài liệu giấy cần thiết lúc này thực sự là vấn đề. Cứu trợ lúc này chính là hệ thống lưu trữ tài liệu điện tử, hoặc chỉ đơn giản là hệ thống lưu trữ điện tử. Bài viết này sẽ mô tả sơ lược về cách tổ chức và để trả lời câu hỏi: "Làm thế nào để xây dựng kho lưu trữ văn bản?".

Khái niệm "lưu trữ điện tử"

"Lưu trữ điện tử" là một thuật ngữ quen thuộc ở nước ngoài, nhưng lại khá mới mẻ ở Việt Nam. Trong những năm gần đây, cùng với sự ứng dụng của công nghệ thông tin, chúng ta thường nghe thấy khái niệm "số hóa", ví dụ như "số hóa văn bản", "số hóa thư viện", và về bản chất, đó chính là xây dựng hệ thống "lưu trữ điện tử".

Đây là một khái niệm mới. Cũng dễ hiểu, bởi vì để thiết lập "lưu trữ điện tử" thì cần có một số yếu tố: công nghệ phần cứng, công nghệ phần mềm và phương pháp luận triển khai. Những yếu tố này ở Việt Nam vẫn còn đang thiếu.

Một số giải pháp phần mềm ở Việt Nam đang được phát triển và triển khai có liên quan đến công tác văn bản, ví dụ như các phần mềm quản lý văn bản, công văn, hoặc một số giải pháp ứng dụng cho các thư viện. Nhưng dưới góc nhìn của một hệ thống "lưu trữ điện tử" thì các giải pháp vẫn còn rất sơ khai. 

Các giải pháp công nghệ "lưu trữ điện tử" của nước ngoài vẫn chưa được áp dụng nhiều tại Việt Nam. Theo như chúng tôi được biết thì có một số ngân hàng Việt Nam đã triển khai các phần mềm dạng ECM (Enterprise Content Management – Quản lý nội dung doanh nghiệp) của nước ngoài, trong đó một phần tính năng là "lưu trữ điện tử". Nhưng phần lớn các giải pháp này vẫn chưa được Việt hóa, và ngôn ngữ giao diện vẫn là tiếng Anh.

Đảo qua các nguồn trên mạng Internet của nước ngoài và Việt Nam, có thể thấy sự khác biệt rất lớn về lượng thông tin liên quan đến "lưu trữ điện tử", ví dụ có thể tìm rất nhiều các công ty cung cấp dịch vụ "số hóa tài liệu" hay xây dựng hệ thống "lưu trữ điện tử", "thư viện điện tử". Còn ở Việt Nam thì không có.

Hệ thống lưu trữ điện tử

Phần trung tâm của hệ thống lưu trữ điện tử là kho lưu trữ điện tử.

Kho lưu trữ điện tử là một hệ thống lưu trữ có cấu trúc các tài liệu điện tử. Hệ thống lưu trữ tài liệu điện tử cần phải đảm bảo:

- Cơ chế nhập và tạo ra các tài liệu điện tử (máy quét, E-mail, nhập trực tiếp và lưu);

- Xem tài liệu;

- In tài liệu;

- Tìm kiếm nhanh các tài liệu theo các tham số khác nhau, chẳng hạn như theo thư mục phân nhánh và theo các thuộc tính của tài liệu (lập chỉ mục tài liệu);

- Phân quyền truy cập vào tài liệu điện tử;

- Không có khả năng xóa tài liệu;

- Lưu trữ tin cậy, sao lưu tài liệu điện tử;

- Theo dõi lịch sử thay đổi tài liệu;

- Khả năng tích hợp với các hệ thống sẵn có.

Hệ thống lưu trữ điện tử là một giải pháp toàn diện cho các vấn đề được đề cập. Việc tổ chức và thiết lập một hệ thống lưu trữ điện tử hợp lý không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Hệ thống này bao gồm các yếu tố cấu thành không bắt buộc, nhưng cần có. Trái tim của hệ thống là phần mềm, và bộ xương là phần cứng, còn bộ não là công nghệ ứng dụng. Hệ thống cần phải đảm bảo:

- Lưu trữ thông tin;

- Ghi nhận thông tin;

- Trình bày thông tin;

- Cho phép sử dụng thông tin (không chỉ để "nhìn" mà còn có thể chỉnh sửa và tạo một cái mới trên cơ sở thông tin đã có, đồng thời không gây thiệt hại cho các thông tin đã lưu trữ trước đây);

- Quản lý thông tin.

Các phân hệ chính của kho lưu trữ điện tử

Kho lưu trữ điện tử cần có tối thiểu các phân hệ sau:

- Phân hệ nhập tài liệu được quét ảnh, bao gồm phương tiện chuyển tài liệu thành dạng điện tử, công cụ xử lý hình ảnh, công cụ nhập thông tin vào kho lưu trữ điện tử;

- Phân hệ nhập tài liệu mà được tạo ra trực tiếp dưới dạng điện tử;

- Phân hệ lưu tạm thời và dài hạn;

- Phân hệ ứng dụng điều khiển phần cứng;

- Phân hệ xử lý hình ảnh.

Bên cạnh đó, các tính năng của kho lưu trữ văn bản có thể bao gồm phân hệ sau:

- Đăng ký và nhập tài liệu;

- Làm việc với tài liệu;

- Quản lý và kiểm soát quy trình nghiệp vụ;

- Tìm kiếm và phân tích thông tin;

- Bảo mật thông tin;

- Hỗ trợ quản lý văn bản giấy;

- Các công cụ quản trị và tùy chỉnh tiêu chuẩn.

Thông thường, hệ thống được xây dựng trên hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) và sử dụng phần mềm "Server" và "Client". Còn có thể sử dụng các công cụ phần mềm bổ sung. Ví dụ, bộ chuyển đổi các bảng tính vào cơ sở dữ liệu khác nhau (khi xây dựng một không gian thông tin thống nhất).

Phần cứng bao gồm: Server của hệ thống, các máy trạm, thiết bị mạng.

Có thể đưa ra một số nhận xét về việc phân loại các phân hệ như sau:

- Thứ nhất, hệ thống lưu trữ điện tử của một cơ quan có thể không cần tất cả các phân hệ nêu trên. Trong trường hợp này, các phần "không cần thiết" có thể ngắt bỏ. 

- Thứ hai, không thể xác định ranh giới rõ ràng giữa các phân hệ. Ví dụ, khi sử dụng một thiết bị thì có thể liên quan đến cả phân hệ in ấn và quét ảnh. Thiết bị như vậy chẳng hạn là đa chức năng, và có thể vừa quét, vừa in, và được sử dụng như một máy Photocopy. Chúng ta có thể đưa ra rất nhiều ví dụ về việc sử dụng các phần cứng và phần mềm đồng thời tại các hệ thống khác nhau. Trong một số trường hợp, một công cụ duy nhất có thể thực hiện một số chức năng khác nhau, và trong trường hợp khác thì không cần sử dụng.

Các dạng lưu trữ điện tử

Các kho lưu trữ điện tử thường khác nhau về mục đích. Dưới đây có liệt kê ra một số dạng lưu trữ điện tử. Việc phân loại thường chỉ mang tính quy ước và khi tổ chức lưu trữ điện tử thì một hệ thống đồng thời có thể có nhiều mục đích:

- Dạng hệ thống tự động hóa quản lý hồ sơ lưu trữ thường dùng cho các bộ phận lưu trữ của cơ quan. Nó giúp định hình các hồ sơ lưu trữ, danh mục hồ sơ, theo dõi thời hạn lưu trữ bắt buộc… 

- Dạng lưu trữ điện tử các chứng từ tài chính dùng để đảm bảo ghi nhận và lưu trữ một cách tập trung các hình ảnh điện tử các chứng từ gốc có ý nghĩa tài chính và kinh tế, các hợp đồng và các tài liệu khác liên quan đến hoạt động tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp, cơ quan và tổ chức. 

- Dạng lưu trữ điện tử các tài liệu dự án dùng cho các đơn vị thiết kế để lưu toàn bộ giấy tờ, tài liệu, chẳng hạn như: bản vẽ, dự toán, thuyết minh, và các dạng khác nữa. 

- Dạng lưu trữ điện tử các văn bản quy phạm bao gồm các tiêu chuẩn của doanh nghiệp đặt mua ngoài và (hoặc) do công ty tự phát triển. Việc xây dựng một kho lưu trữ điện tử các tài liệu như vậy thường liên quan chặt chẽ của các công ty triển khai hệ thống quản lý chất lượng và là một trong các điều kiện để cấp giấy chứng nhận. 

- Dạng lưu trữ điện tử của các tài liệu kỹ thuật dành cho các công ty có hoạt động liên quan đến việc cung cấp hàng hóa và các cửa hàng liên quan đến tài liệu kỹ thuật (hướng dẫn sử dụng, thông số kỹ thuật…). 

- Dạng lưu trữ điện tử của các tài liệu pháp lý như: hợp đồng và các tài liệu liên quan. 

- Dạng lưu trữ điện tử các tài liệu nhân sự được dùng để lưu trữ các tập tin cá nhân, hợp đồng lao động, quyết định, mô tả chức danh và các quy định trong công ty.

Tổ chức lưu trữ điện tử

Lưu trữ điện tử có thể được sử dụng không chỉ để lưu trữ tài liệu điện tử (thu được bằng cách nhập dữ liệu hoặc quét tài liệu) ​​mà còn để tạo ra thư viện các loại tập tin khác nhau: tập tiếng, tập video, hình ảnh. Rất nhiều công ty hay cơ quan tiến hành tổ chức kho lưu trữ điện tử theo cách như vậy để có thể làm việc với các dữ liệu đã lưu. Khi tổ chức lưu trữ điện tử như vậy thì cần có sẵn cơ chế nhập các dữ liệu đó. Ví dụ, cần có sẵn khả năng ghi âm bằng Microphone cho các cuộc gặp, đàm phán, báo cáo hoặc các thông tin khác. Có thể sử dụng hộp thư thoại (ví dụ, chương trình với khả năng ghi lại tin nhắn thoại). Việc tổ chức một kho lưu trữ điện tử với các tính năng như vậy sẽ đảm bảo cho việc cung cấp cho một lợi thế lớn  trong việc tiến hành hoạt động kinh doanh, quản lý hành chính nhà nước, và lưu trữ thông tin cần thiết dưới dạng có cấu trúc để tìm kiếm nhanh chóng.

Việc xây dựng kho lưu trữ điện tử là một cơ hội để làm sạch các tài liệu và khả năng nhanh chóng tìm thấy các tài liệu cần thiết.

Các nguyên tắc xây dựng kho lưu trữ điện tử

Để tổ chức lưu trữ điện tử, các cơ quan thường mời các chuyên gia của các trung tâm lưu trữ lớn mà có nhiều năm kinh nghiệm và xây dựng hệ thống lưu trữ điện tử cho các công ty lớn và nhỏ.

Để kho lưu trữ điện tử có thể thực hiện thành công tất cả các chức năng phải có thì cần bám sát một số quy tắc và tiêu chuẩn nhất định.

Các nguyên tắc xây dựng kho lưu trữ điện tử:

- Nguyên tắc ghi nhận và theo dõi: Tổ chức ghi nhận và theo dõi chính xác các thông tin được lưu. Do đó, loại trừ việc mất mát tài liệu. 

- Nguyên tắc kiểm soát: Tài liệu mới cần được nhập hệ thống một cách có hệ thống và được đăng ký. Mức độ quan trọng và thời hạn lưu cần phải được theo dõi cẩn thận. 

- Nguyên lý thống nhất: Hệ thống lưu trữ cần phải thống nhất và chặt chẽ. Điều này để đảm bảo theo dõi các liên kết giữa mỗi tài liệu với mỗi hồ sơ cụ thể, hay hợp đồng hoặc giao dịch phát sinh. 

- Nguyên tắc dễ tiếp cận: Hệ thống cần phải thuận tiện và thân thiện với người sử dụng, ngay cả đối với những người có kỹ năng sử dụng máy tính ở mức độ vừa phải. 

- Nguyên tắc thuận lợi: Người sử dụng có thể dễ dàng định hướng trọng hệ thống. Công cụ tìm kiếm chi tiết cho phép người sử dụng tìm các tài liệu với chỉ các thông tin tối thiểu. 

- Nguyên tắc kịp thời: Quá trình xây dựng kho lưu trữ điện tử không được mất nhiều thời gian bằng cách ứng dụng công nghệ hiện đại và tính chuyên nghiệp của các chuyên gia của trung tâm lưu trữ. 

- Nguyên tắc bí mật: Thông tin lưu chiểu không được phép chuyển cho những người không được phép tiếp cận với nó. Nguyên tắc này áp dụng cho cả lưu trữ điện tử trong nội bộ công ty, cũng như ngoài công ty như tại trung tâm lưu trữ. Mức độ truy cập thông tin được xác định riêng cho mỗi người sử dụng hoặc cho nhóm người sử dụng. 

- Nguyên tắc về độ tin cậy: Việc chuyển thông tin vào lưu trữ cần phải được bảo vệ chắc chắn để không bị đánh cắp và làm mất. Nguyên tắc này cũng có nghĩa là tạo ra các bản sao lưu dự phòng trong trường hợp có sự cố không lường trước.

Việc tuân thủ các nguyên tắc trên cho phép đảm bảo xây dựng một hệ thống lưu trữ điện tử với khả năng truy cập thông tin một cách nhanh chóng, thuận tiện và liên tục.

Những ứng dụng để xây dựng và quản lý hệ thống lưu trữ điện tử một cách thực sự hiện nay tại Việt Nam đều là giải pháp của nước ngoài như: EMC Documentum, IBM FileNet Content Manager, IBM Lotus Notes, OPTIMA-Workflow, Microsoft Sharepoint, ATG Dynamo, "1C:Quản lý văn bản" và một số giải pháp khác. Trong số đó, duy nhất chỉ có giải pháp "1C:Quản lý văn bản" là đã được Việt hóa hoàn toàn.

Giải pháp "1C: Quản lý văn bản"

Giải pháp "1C:Quản lý văn bản" là do hãng 1C (Liên bang Nga) phát triển, đã được Việt hóa hoàn toàn và có thể ứng dụng trong việc xây dựng hệ thống "lưu trữ điện tử".

Giải pháp có tích lũy rất nhiều kinh nghiệm triển khai và thực thi các phương pháp luận về quản lý văn bản của Nga, đồng thời luôn được phát triển cập nhật các công nghệ mới trên thế giới. Bên cạnh đó, giao diện hiện nay lại hoàn toàn bằng tiếng Việt, do vậy ngay cả những người sử dụng bình thường ở Việt Nam cũng có cơ hội tiếp cận với các giải pháp công nghệ tiên tiến.

Giải pháp cho phép nhanh chóng xây dựng kho "lưu trữ điện tử" bằng cách kết hợp các thiết bị phần cứng như máy quét (Scanner), công nghệ nhận dạng chữ, in và nhận diện mã vạch và có thể thực hiện một cách đồng loạt.

Lĩnh vực ứng dụng giải pháp "1C: Quản lý văn bản"

Trong ngữ cảnh của bài viết này, "1C:Quản lý văn bản" có thể ứng dụng để xây dựng kho "lưu trữ điện tử", và ở đâu có tài liệu và có yêu cầu cần quản lý thì ở đó đều có thể áp dụng. Đó có thể là các cơ quan Đảng và nhà nước, các tổ chức xã hội, thư viện, trường đại học..., hoặc là các đơn vị kinh tế như các Tổng công ty nhà nước, các ngân hàng và tổ chức tín dụng, bảo hiểm, tập đoàn kinh tế, những công ty lớn, và thậm chí ngay cả những công ty vừa và nhỏ.

Bên cạnh đó, giải pháp "1C:Quản lý văn bản" còn có thể ứng dụng trong việc quản lý các quy trình xử lý văn bản, giao việc và kiểm soát việc thực hiện, quản lý dự án, quản lý cuộc họp, quản lý hồ sơ, quản lý hợp đồng, quản lý công việc tiếp dân...


 TS. Trần Thắng, Th.S. Đinh Nam Vinh, Th.S. Trần Quang Huy

Bài viết đăng trên Báo Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước



- Bạn đang muốn tìm hiểu về kế toán máy?
- Bạn lo lắng khi thấy có rất nhiều trung tâm đào tạo kế toán máy song phần lớn đều dùng phần mềm phiên bản quá cũ để giảng dạy và không theo kịp yêu cầu công tác kế toán hiện nay?
- Bạn băn khoăn không biết nên chọn trung tâm nào?



        CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 1C CHÍNH LÀ GIẢI PHÁP CHO BẠN

Chương trình đào tạo 1C là hệ thống các chương trình đào tạo căn bản và chuyên sâu về kế toán máy. Phần mềm giảng dạy là 1C:KẾTOÁN 8, đã được ứng dụng rộng rãi trong công tác giảng dạy kế toán máy trong các trường đại học danh tiếng của 21 quốc gia, trong đó có Việt Nam. 
CÁC KHÓA HỌC 
• KẾ TOÁN MÁY CĂN BẢN (MIỄN PHÍ) 
Thời lượng giảng dạy: 2 buổi  (6 tiếng)
Mục tiêu khóa học: Hướng dẫn học viên làm quen và xử lý các nghiệp vụ kế toán cơ bản với phần mềm 1C:KẾ TOÁN 8. 
• KẾ TOÁN MÁY NÂNG CAO
Học phí: 500.000 VND / học viên/ khóa
Thời lượng giảng dạy: 6 buổi (18 tiếng )
Mục tiêu khóa học : Kết thúc khóa học, học viên có khả năng thao tác nhanh chóng, xử lý linh hoạt tất cả các nghiệp vụ kế toán phát sinh với phần mềm 1C:KẾ TOÁN 8. 
Học viên có khả năng sử dụng thành thạo 1C:KẾTOÁN 8 để ứng dụng ngay trong công việc của mình, giúp tăng hiệu quả công việc, tiết kiệm thời gian, công sức.
ĐIỀU KIỆN HỌC TẬP
• Học tại trung tâm đào tạo 1C, phòng 1507,  tòa nhà Thành Công,57 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội 
• Giảng viên
Giảng viên có trình độ chuyên môn sâu, đã có kinh nghiệm nhiều năm trong việc giảng dạy phần mềm 1C:KẾ TOÁN 8, khả năng mô phạm tốt, phương pháp giảng dạy tiên tiến,..
• Điều kiện trang thiết bị vật chất
+ Phòng học được trang bị máy điều hòa, hệ thống máy laptop và máy để bàn màn hình tinh thể lỏng LCD, và đều được nối mạng. 
+ Hệ thống máy chiếu, màn chiếu hiện đại
LỢI ÍCH HỌC VIÊN

• Tham gia vào các khóa học chất lượng, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành chuyên sâu
• Phần mềm giảng dạy luôn được cập nhật liên tục, theo đúng các chế độ kế toán hiện hành, học theo mô hình công việc thực tế, đảm bảo học viên ứng dụng ngay được vào công việc hiện tại. 
• Được hỗ trợ sau đào tạo tận tình giúp vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học vào thực tiễn công việc
• Học tập trong môi trường thân thiện cởi mở, có những buổi giao lưu giữa giảng viên học viên. 
• Cơ hội nghề nghiệp rộng mở từ nhu cầu của các công ty đã ứng dụng 1C:KẾ TOÁN 8 trong hoạt động kế toán. 


HÃY ĐĂNG KÝ THAM GIA NGAY ĐỂ ĐƯỢC HỌC TRONG THỜI GIAN SỚM NHẤT!

• Để đăng ký tham gia các khóa học, bạn có thể đang ký trực tuyến tại đây
http://www.1vs.vn/DaoTao/DangKyKhoaHocDaoTao.php
• Để tìm hiểu thêm về trung tâm đào tạo 1C, bạn có thể tìm hiểu tại:
http://1vs.vn/DaoTao/TrungTamDaoTao.php
• Để tìm hiểu về các khóa học, bạn có thể tìm hiểu tại:
http://www.1vs.vn/DaoTao/CacKhoaHoc
Thông tin chi tiết về các khóa học, thời gian đào tạo, tư vấn đào tạo mời quý vị liên hệ:
Phụ trách đào tạo:
Công ty cổ phần Hệ thống 1-V 
Ms. Nguyễn Thu Huyền
 ĐT:  (04) 35148551/   Email : huyennt@1vs.vn/  Website: www.1vs.vn 

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

1C:KẾ TOÁN 8 - Báo cáo pháp quy không chỉ là báo cáo đơn thuần

Đối với một phần mềm kế toán, các nghiệp vụ được hạch toán tự động đến hơn 80%, công việc của người sử dụng là chọn đúng mục nghiệp vụ phát sinh và cập nhật. Sau đó là một hệ thống báo cáo quản trị đa dạng, trợ giúp kế toán kiểm soát số liệu rất chặt chẽ, các báo cáo này được thiết lập sẵn các tiện ích để kế toán có thể dễ dàng đối chiếu số liệu chỉ cần bằng thao tác click chuột. Ngoài các báo cáo quản trị, chương trình còn có đầy đủ các báo cáo tài chính đáp ứng đầy đủ theo quy định về kế toán, thuế của Bộ Tài chính. Trong hệ thống báo cáo, chúng ta sẽ phân tích hệ thống báo cáo tài chính xem ngoài chức năng báo cáo tài chính đáp ứng theo quy định, còn có những đặc điểm gì để chúng ta có thể nói rằng trong phần mềm kế toán 1C:KẾ TOÁN 8, báo cáo pháp quy không chỉ là báo cáo đơn thuần? Cụm từ không chỉ là báo cáo đơn thuần ở đây được thể hiện thông qua các tiện ích, các tiện ích này là sẵn có mà rất ít các phần mềm có thể xử lý được, các tiện ích này không hẳn cái gì cũng nổi trội nhưng chúng ta cần phần tích xem thực hư thế nào thông qua sự hiểu biết của chính mình, các tiện ích gồm:

-     Tiện ích điền: Sau khi kế toán chọn kỳ, chọn đơn vị tiền tệ cho báo cáo thì thực hiện click chuột vào nút điền để hiển thị số liệu của báo cáo. Đây được coi là một tiện ích nhưng thực sự nổi trội thì tôi chưa thấy, chỉ có một điều là nó hỗ trợ cho kế toán hiển thị lại số liệu khi thực hiện click chuột vào nút xóa bên cạnh nó. 
-     Tiện ích xóa: Nếu kế toán click chuột vào nút này thì số liệu của một số các chỉ tiêu trong báo cáo bị xóa, việc xóa này chưa thấy trợ giúp gì nhiều cho kế toán nhưng có lẽ là nút xóa này xuất hiện để cho nút điền có thêm một giá trị sử dụng, là nhỡ nhấn nút xóa rồi thì nhấn lại nút điền thế là dữ liệu lại được điền đầy đủ. Nói vậy thôi, khi chúng ta không thực hiện nhấn chuột vào nút xóa mà click đúp chuột vào một chỉ tiêu nào đó rồi nhấn phím "Delete" thì chỉ xóa riêng cho chỉ tiêu đó thôi. Việc xóa và điền dữ liệu ngay trên báo cáo của chương trình sẽ giúp kế toán lập được một báo cáo tạm thời và có thể in được luôn mà không cần phải nhập liệu. Đây cũng là một tiện ích mà cá nhân tôi thấy nó chưa thực sự nổi trội vì chưa thấy được giá trị sử dụng của nó, có chăng là lập một bảng cân đối kế toán tạm thời cho chủ đầu tư xem trước mà không cần nhập liệu. 
-     Tiện ích kết xuất: Sau khi thực hiện chọn kỳ, đơn vị tiền tệ, nhấp chuột vào nút điền và sau đó kế toán thực hiện xuất dữ liệu sang các định dạng khác là excel chẳng hạn thì chương trình sẵn sàng cho việc này. Trước khi xuất dữ liệu, kế toán có thể thực hiện kiểm tra lại bằng cách click chuột vào nút kiểm tra điểm kiểm tra lại sự sai sót của dữ liệu khi xuất ra. Có thể đây là một tiện tích bình thường nếu như khi xuất báo cáo tài chính sang dạng excel mà cột lại bị vỡ tung tóe như các phần mềm khác, điều đặc biệt ở đây là cột không vị vỡ tung tóe và kế toán cứ việc in ra, không phải chỉnh sửa một thao tác nào. Đây là một tiện ích nổi trội. 
-     Tiện ích tùy chỉnh: Quả thực tiện ích này, tôi chưa chạy thử và test được sâu lắm vì nhìn vào đầu mục chức năng có thể tiện ích này được sử dụng tự động lưu lại sau bao nhiêu phút được thiết lập nhưng tôi cũng chưa hiểu tự động là khi nào? Lưu như thế nào? Vì báo cáo được lập là do kế toán chọn kỳ, đơn vị tiền tệ và nhấp chuột vào nút điền là xong. Thực sự thì tiện ích này, tôi cần phải tìm hiểu sâu hơn về sau này. 
-     Tiện ích diễn giải: Tiện ích sẽ giúp kế toán biết được công thức của từng chỉ tiêu trên báo cáo bảng cân đối kế toán, khi đặt chuột vào một chỉ tiêu và sau đó click chuột vào nút diễn giải, kế toán sẽ biết được chỉ tiêu đó được lấy từ số dư cuối kỳ của tài khoản nào, chỉ tiêu cộng tự động sẽ được cộng từ các chỉ tiêu nào. Với việc lấy số liệu cuối kỳ của từng tài khoản kế toán nào sẽ giúp kế toán kiểm soát dữ liệu chặt chẽ hơn khi thực hiện lập bảng cân đối phát sinh, sổ chi tiết tài khoản,… và thực hiện đối chiếu với dữ liệu trên bảng cân đối kế toán. Đây là một tiện ích nổi trội mà không phải phần mềm nào cũng làm được.  Để xem trực tiếp dữ liệu của một chỉ tiêu nào đó, kế toán chỉ cần click chuột vào ô đó, phần mềm sẽ đưa bảng cân đối một tài khoản đó gồm số liệu phát sinh để kế toán nắm rõ, đây là một điểm mạnh. 
-     Tiện ích tìm kiếm: Khi mà chúng ta trở nên lúng túng không biết làm thế nào để tìm kiếm dữ liệu cho nhanh thì phần mềm có sẵn chức năng tìm kiếm giống như đang tìm kiếm trền file excel. Công việc tìm kiếm có thể  theo giá trị, hoặc theo nội dung ở dạng text. Kết quả tìm kiếm được chương trình gom thành một bảng giúp kế toán tìm thấy ngay dữ liệu. Tìm kiếm có thể là đích danh hoặc tìm kiếm theo ký tự  bao gồm trong một từ nào đó. Công việc tìm kiếm này chắc được sử dụng khi mà kế toán của chúng ta mỏi mắt lắm rồi, nhớ một cái gì đó muốn tìm một cái cho nhanh thấy. Thực sự tôi thấy đây là một tiện ích không được gọi là nổi trội. 
-     Tiện ích làm mới: Đây là một tiện ích hoàn toàn bình thường vì nó chỉ đảm nhận việc ẩn hoặc hiện một thanh tiêu đề ngắn gọn ở phía trên. 
-     Đơn vị tính: Tiện ích này sẽ giúp kế toán có thể lập báo cáo bảng cân đối kế toán theo nhiều mức độ của đơn vị tiền việt nam ở mức đơn vị đồng, nghìn, triệu. Đây cũng là một tiện ích nổi trội, đối với các doanh nghiệp phát sinh với giá trị lớn, khi giá trị lớn thì việc thay đổi mức độ của đơn vị tiền tệ sẽ giúp kế toán lập một báo cáo với các con số gọn gàng hơn, không bị tràn trang khi in. 
-     Thập phân: Tiện ích này sẽ trợ giúp đắc lực khi kế toán chọn đơn vị tiền tệ ở mức nghìn hoặc triệu đồng. kế hợp với mức độ của đơn vị tính thì đây cũng là một tiện ích nổi trội. 
-     Ngày ký: Tiện ích này hoàn toàn bình thường, nó trợ giúp kế toán có thể lập báo cáo ở bất kỳ một khoảng thời gian nào và có thể thay đổi được ngay ngày ký. Tiện ích này được sử dụng khi kế toán lập báo cáo của kỳ trong quá khứ. 
-     Bản chính hoặc bản điều chỉnh: Tiện ích này có thể hiểu  bản chính là bản mà doanh nghiệp đã in và nộp, sau đó phát hiện sai một số chỉ tiêu nào đó và cần lập báo cáo điều chỉnh, chương trình sẵn sàng trợ giúp kế toán trong tình huống này. Đây thực sự chưa hiểu được nó có phải là nổi trội không, tôi cần tìm hiểu thêm trong thời gian tới. Ai đó biết rõ, có thể làm một bài để tôi hiểu thì tốt quá! 
-     Trạng thái đang lập, đã lập hoặc đã nộp: Tiện ích này mô tả trạng thái của báo cáo là đang lập tức là mới lên để in và xem ở dạng nháp, chưa ký, khi đã chốt ký rồi thì sẽ chuyển sang dạng đã lập hoặc đã nộp thì sẽ chuyển sang dạng đã nộp. Tiện ích này giống như một ghi nhớ về mặt công việc để kế toán kiểm soát công việc của mình. Với giá trị đem lại như vậy thì đây chưa được coi là tiện ích nổi trội. 
-     Lưu bản sao: Kế toán sau khi lập báo cáo, có thể lưu lại một bản mà nhiều tháng sau này mở ra, chương trình vẫn dữ nguyên số liệu như vậy, cho dù trong kỳ đó, kế toán có thêm chứng từ thì việc mở bnr lưu này cũng không bị ảnh hưởng. Đây là tiện ích nổi trội, nó giúp kế toán kiểm soát dữ liệu vì trong chương trình còn một chức năng so sánh dữ liệu nữa. Tiện ích này, có rất ít phần mềm có thể làm được.

-     In  với tùy chỉnh hiện tại: Việc tùy chỉnh hiện tại cần có một bản in thì kế toán hoàn toàn có thể làm được với chức năng in với tùy chỉnh hiện tại. Đây cũng được coi là một tiện ích không nổi trội cho lắm. 

Ở trên, tôi đã thực hiện phân tích báo cáo pháp quy không chỉ là báo cáo đơn thuần dựa tên các tiện ích đã được thiết lập sẵn trong phần mềm. Tuy nhiên, do phần mềm còn có nhiều chức năng biến hóa nữa nên việc tìm hiểu nghiên cứu và phát biểu của tôi đang tạm thời là như vậy. Tôi sẽ thực hiện nghiên cứu sâu và lâu hơn nữa để có thêm kiến thức truyền tải với các bạn.

(Hoàng Ánh - Chuyên gia tư vấn, triển khai 1VS)

Để xem thêm các bài tư vấn khác >>> http://www.1vs.vn/DienDan/

1VS tổng kết hợp tác đào tạo: khóa học "Quản trị Tài chính" và "Quản trị Nhân sự"

Tháng 6 vừa qua, khóa học "Quản trị Tài chính" do công ty 1VS góp phần tài trợ đã kết thúc tốt đẹp với sự tham gia của hơn 200 học viên. Đây là khóa đào tạo thứ hai được tổ chức trong khuân khổ hợp tác tài trợ của 1VS với Trung tâm hỗ trợ DNNVV phía Bắc và Công ty TNHH Tư vấn công nghệ và Quản lý sản xuất. Trước đó khóa học "Quản trị nhân sự" đã được khai giảng vào tháng 5 cũng với số lượng học viên tương tự.
Theo nội dung hợp tác này, học viên đến từ các doanh nghiệp được tài trợ tham dự miễn phí khóa học. Riêng khóa học "Quản trị Tài chính", để được tham gia, học viên đăng ký cần phải giữ chức vụ từ phó phòng trở lên.
Công ty 1VS tặng sách "Thực hành 1C:KẾ TOÁN 8" cho học viên suất sắc
Tuyên dương học viên xuất sắc khóa "Quản trị Tài chính"
Tổng kết khóa học, về phía ban tổ chức, 1VS nhận thấy, nhu cầu của các doanh nghiệp trong việc đào tạo là rất lớn. Cả hai khóa học đều thu hút được sự quan tâm đăng ký của hàng trăm doanh nghiệp với con số gần gấp đôi số lượng học viên dự kiến. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng, ban tổ chức chỉ có thể nhận đủ số lượng học viên phù hợp theo nguyên tắc ưu tiên doanh nghiệp đăng ký trước.
Đánh giá về chất lượng khóa học, anh Nguyễn Kỳ Anh – Giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ và Tự động hóa năng lượng, chia sẻ: "Khóa học cho tôi rất nhiều kiến thức bổ ích và gợi mở cho tôi nhiều định hướng quản lý hay để áp dụng vào thực tiễn. Bài học sâu sắc mà tôi rút ra được chính là công cụ tổ chức để tiến hành triển khai công việc của mình, từ đó giúp tôi phân tích, rút ra kết luận việc gì nên làm tiếp hay dừng lại".
Về phía anh Nguyễn Trung Hiếu, Giám đốc Công ty cổ phần TCH Việt Nam lại nhận xét "Khóa học giúp cho tôi có những tư duy về phát triển doanh nghiệp, có những nhìn nhận thay đổi phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội hiện nay. Đặc biệt, khóa học giúp tôi đánh giá được tầm quan trọng của việc ứng dụng các công nghệ tiến tiến, phần mềm  vào trong công việc, điều đó giúp tôi nhận dạng những thông tin nhanh, chính xác và kịp thời, phân tích một cách chi tiết những chỉ tiêu từ đó đưa ra những quyết sách rõ ràng, dài hạn".
Với chị Nguyễn Thị Thủy, Phó phòng Tài chính Công ty TNHH Vật tư Kỹ thuật Pan thì "Khóa học tổ chức chu đáo. Tham dự khóa học tôi đã học hỏi được rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm về quản trị doanh nghiệp, nhưng thời gian của khóa học hơi ít, nếu kéo dài thêm một vài buổi nữa thì các thầy sẽ chia sẻ được nhiều kiến thức và tôi có cơ hội được giao lưu nhiều hơn".
Những đánh giá tích cực từ chính những người tham dự không chỉ khẳng định chất lượng, lợi ích của khóa học mà còn là động lực to lớn đối với ban tổ chức nói chung, 1VS nói riêng nỗ lực hơn nữa mang lại những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp.
Một số hình ảnh tại khóa học:
Khóa học “Quản trị Nhân sự” diễn ra trong tháng 5

Giao lưu giữa 1VS và học viên

 Khóa học "Quản trị Nhân sự" thu hút hơn 200 học viên tham dự
Khóa học "Quản trị Nhân sự" với sự tham gia của hơn 200 học viên