Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Sử dụng giải pháp quản lý bán hàng nào cho cửa hàng đơn lẻ?


Ảnh minh họa
Quản lý bán hàng 
  • Nhân viên bán hàng có thể bán hàng bằng mã vạch (barcode) để tăng độ chính xác và tiết kiệm thời gian hoặc bán hàng bằng mã hàng, chọn từ danh sách. Nhân viên bán hàng có thể xem hình ảnh mặt hàng lúc bán. 
  •  Đối với nghiệp vụ trả hàng phần mềm hỗ trợ trả hàng theo phiếu bán hàng hoặc trả hàng tự do. Bạn có thể phân quyền nhân viên bán hàng được trả hàng hoặc phải là nhân viên khác mới có quyền trả hàng.
  • Phần mềm hỗ trợ nhiều hình thức thanh toán: tiền mặt, thẻ ngân hàng, thẻ tích điểm, thẻ quà tặng,… 
  • Cho phép bán hàng công nợ nay thu trực tiếp. Báo cáo doanh số, doanh thu, tiền mặt theo cửa hàng, theo nhân viên hằng ngày được báo cáo đầy đủ, chính xác. 
  • Tích hợp với thiết bị hiển thị (Customer Display) và ngăn tiền (Cash Drawer). 
  • Tích hợp với cân điện tử sử dụng khi bán các mặt hàng thực phẩm.
  • Có thể cài đặt phân quyền cho nhân viên bán hàng được phép giảm giá hay cấm nhân viên bán hàng giảm giá. 
  • Các chính sách giảm giá khuyến mãi trên thẻ thành viên, mặt hàng, khách hàng được phần mềm tự động tính toán khi bán hàng. 
  • Khi bán hàng có thể ghi chính xác serial number, imei bán cho khách hàng. 
  • Đối với các mặt hàng nhiều đơn vị tính cho phép chọn đơn vị tính quy đổi khi bán hàng. 
  • Quản lý đầy đủ đơn đặt hàng của khách hàng và lập báo giá. 
  • Công nợ khách hàng được quản lý chính xác theo thời gian và có thể thống kê được tuổi nợ. 
  • Nhân viên bán hàng có thể bán hàng trên máy tính bảng android hoặc ipad. 
  • Khi khách hàng cần lấy hóa đơn GTGT thì có thể in hóa đơn VAT ngay lập tức cho khách hàng từ phần mềm. 
  • Điểm tích lũy của thẻ thành viên sẽ do phần mềm tự động tính toán cộng trừ. 
  • Ghi nhận lại thông tin của nhân viên bán hàng để làm cơ sở tính hoa hồng cho nhân viên. 
  • Toàn bộ thông tin bán hàng được lưu trữ để phục vụ báo cáo thống kê phân tích. 
Quản lý mua hàng 
  • Nhân viên mua hàng có thể lập đơn đặt hàng với nhà cung cấp theo nhu cầu của cửa hàng, nhân viên bán hàng, theo định mức tồn kho hay theo báo cáo lịch sử bán hàng. 
  • Nhận viên mua hàng lập hóa đơn mua hàng sau đó chuyển qua kho để lập phiếu nhập kho nhập hàng hóa vào kho. 
  • Trong trường hợp hàng hóa không đạt chất lượng thì nhân viên mua hàng có thể lập phiếu trả hàng nhà cung cấp để trả lại hàng hóa. 
  • Từ thông tin mua hàng phần mềm sẽ tự động tín ra giá vốn hàng bán để phục vụ cho việc lập báo cáo nhập xuất tồn và lợi nhuận ròng. 
  • Phần mềm bán hàng cho phép import phiếu mua hàng từ file excel theo mẫu giúp tiết kiệm thời gian nhập dữ liệu. 
Quản lý thu chi 

Kế toán có thể quản lý thu chi đầy đủ chính xác: 
  • Thu chi: bán hàng, mua hàng. 
  • Thu chi theo các hạng mục khác được định nghĩa trước. 
  • Quản lý quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. 
Quản lý hàng hóa 
  • Hàng hóa được quản lý với nhiều tiêu chí khác nhau để phục vụ quản lý và báo cáo thống kê phân tích. Ngoài các mặt hàng đơn, phần mềm bán hàng 1C:BÁN LẺ hỗ trợ quản lý các package (một nhóm các mặt hàng được bán chung với nhau).
  • Công nghệ mã vạch theo chuẩn quốc tế, Việt Nam: Barcode128, Barcode39, EAN13, … được tích hợp sẵn trong phần mềm. Do đó, có thể in mã vạch trực tiếp từ phần mềm mà không cần sử dụng công cụ khác. 
  • Đối với các mặt hàng như điện thoại, điện máy, thẻ cào điện thoại, … phần mềm bán hàng 1C:BÁN LẺ cho phép quản lý đến chi tiết serial number, imei,… 
  • Đối với các mặt hàng xây dựng, gia dụng,… phần mềm bán hàng 1C:BÁN LẺ hỗ trợ quản lý nhiều đơn vị tính để thuận tiện trong việc nhập và bán hàng. 
  • Phần mềm cho phép định nghĩa các định mức tồn kho nhỏ nhất và lớn nhất để cảnh báo khi hàng hóa vượt mức định mức. 
  • Đối với một số mặt hàng bán cần có quản lý hình ảnh thì phần mềm hỗ trợ lưu lại hình ảnh ngay trong phần mềm. 
  • Thông tin của mặt hàng có thể import từ file excel theo mẫu của phần mềm giúp đẩy nhanh tốc độ làm danh mục mặt hàng. 
Quản lý kho 
  • Tồn kho được cập nhật online ngay lập tức khi dữ liệu được nhập vào phần mềm. 
  • Phần mềm hỗ trợ đầy đủ các nghiệp vụ quản lý kho như: nhập kho, xuất kho, xuất khác, xuất hư mất. 
  • Thủ kho có thể theo dõi chặt chẽ tồn kho bằng báo cáo nhập xuất tồn kho, thẻ kho, kiểm kho bằng tay hoặc bằng máy kiểm kho. 
  • Khi xảy ra chênh lệch kho giữa thực tế và trong phần mềm thì thủ kho có thể làm các phiếu điều chỉnh lại để phù hợp với thực tế. 
  • Đối với các mặt hàng cần quản lý chi tiết từng món thì thủ kho có thể quản lý chi tiết đến serial number hoặc imei.
  • Phần mềm sẽ cảnh báo mức các mặt hàng tồn kho vượt hay dưới định mức. Ngoài ra, dựa trên lịch sử xuất hàng phần mềm có thể đưa ra các báo cáo dự đoán lượng hàng xuất để từ đó lập các đề xuất nhập hàng. 
  • Xem tồn kho hiện tại chỉ bằng 1 cái click chuột. 
  • Theo dõi tồn kho theo từng kho hoặc tất cả các kho; theo dõi từng mặt hàng hay loại hàng, nhóm hàng. 
  • Việc quản lý bằng mã vạch (barcode) cũng giúp tăng cường mức độ chính xác khi làm các phiếu xuất kho tránh được các trường hợp nhầm hàng và tiết kiệm được thời gian. 
  • Phần mềm hỗ trợ in mã vạch mà không cần sử dụng phần mềm bên thứ 3. Phần mềm hỗ trợ nhiều loại mã vạch khác nhau: Barcode128, Barcode39, EAN13,… 
  • Phần mềm có thể tích hợp với tất cả các loại máy in mã vạch có trên thị trường. Ngoài ra, quý khách hàng có thể sử dụng máy in laser bình thường kết hợp với giấy decan in mã vạch để tiết kiệm chi phí. 
  • Đối với chuỗi cửa hàng, hàng hóa mua và nhập vào kho trung tâm sau đó lập phiếu chuyển hàng để chuyển hàng xuống cửa hàng. 
Quản lý khách hàng thẻ thành viên 
  • Thông tin của khách hàng được lưu trong phần mềm đầy đủ theo nhiều tiêu chí để sử dụng trong việc lập các kế hoạch tiếp thị cũng như kế hoạch khuyến mãi. 
  • Đối với mô hình chuỗi cửa hàng bán lẻ, mô hình cấp thẻ thành viên (thẻ VIP) đã trở thành cách phổ biến để giữ chân các khách hàng thân thiết. Phần mềm hỗ trợ đầy đủ các công cụ để bạn có thể cấp phát thẻ cũng như lập các chính sách khuyến mãi, tích điểm chung hoặc riêng cho từng loại thẻ VIP. 
  • Các chính sách khuyến mãi, tích điểm được phần mềm tự động tính toán áp dụng lên hóa đơn bán hàng mà nhân viên không cần phải thao tác thêm. 
  • Phần mềm cũng hỗ trợ bạn phát hành các loại thẻ quà tặng (Gift Voucher). 
Quản lý các chính sách khuyến mãi 
  • Ngoài các chính sách khuyến mãi trên thẻ thành viên, bạn cũng có thể thiết lập các chính sách khuyến mãi khác: 
  • Khuyến mãi giảm giá trên hóa đơn bán hàng theo số tiền mua.
  • Khuyến mãi giảm giá mặt hàng theo số tiền mua. 
  • Khuyến mãi hàng tặng hàng. 
  • Khuyến mãi nhân ngày sinh nhật của khách hàng. 
  • Các chính sách khuyến mãi có thể được thiết lập theo thời gian và cửa hàng áp dụng.

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Doanh nghiệp nên lựa chọn giải pháp ERP nguyên khối hay giải pháp tích hợp từng mảng hoạt động?

Tổng quan về giải pháp 

ERP (Enterprise Resource Planning) là gì?

Thuật ngữ “ERP” đã và đang thâm nhập vào đời sống doanh nghiệp nhưng vẫn còn rất nhiều người hiểu mơ hồ về nó. Từ thực tiễn của một người làm tư vấn về CNTT, tác giả đã ghi và giải đáp một số điểm băn khoăn mà khách hàng thường đặt ra.

ERP là gì?

Doanh nghiệp có thể đã xem thuyết trình một số giải pháp ERP trong và ngoài nước, nhưng phần lớn thời gian ít ỏi này được công ty Phần Mềm sử dụng để giới thiệu về những “thế mạnh” của giải pháp mà họ sẽ cung cấp. Doanh nghiệp thậm chí còn chưa hiểu được đúng “thế nào là ERP” nên phần lớn không hiểu được hết những gì mà nhà cung cấp muốn thuyết trình. Vậy ERP là gì? Tại sao ERP lại có ý nghĩa đối với doanh nghiệp tới mức doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản tiền lớn để mua ERP?

Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm ERP, ở đây tôi sẽ nêu ra theo cách đơn giản nhất để bạn có thể hình dung về ERP.

ERP là phần mềm máy tính tự động hoá các tác nghiệp của đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu quả quản lý toàn diện của doanh nghiệp. Nói cách khác, ERP là Phần Mềm phục vụ tin học hóa tổng thể doanh nghiệp. Đây chỉ là một cách nhìn “dễ hiểu” về khái niệm ERP. Trên thực tế, khái niệm ERP theo chuẩn quốc tế giới hạn trong phạm vi hoạch định nguồn lực, các nguồn lực bao gồm nhân lực (con người), vật lực (tài sản, thiết bị...) và tài lực (tài chính). Khối lượng công việc trong hoạch định và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp chiếm phần lớn trong toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp nên ERP là hệ thống Phần Mềm rất lớn. Rất nhiều các giải pháp ERP chỉ thực hiện các chức năng theo đúng phạm vi này. Tuy nhiên trên thực tế, khái niệm ERP đã được mở rộng rất nhiều trong nhiều giải pháp ERP ngoại và nội. Ví dụ module CRM (quản lý mối quan hệ khách hàng) cũng được tích hợp trong rất nhiều giải pháp ERP quốc tế mặc dù CRM là khái niệm khác so với ERP. Xét về các quy trình hoạt động của doanh nghiệp thì CRM quản lý khâu đầu tiên trong quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp. Đó là công việc xây dựng hệ thống khách hàng để tạo ra kết quả - các hợp đồng bán hàng và đây là điểm xuất phát của tất cả các hoạt động tiếp theo của doanh nghiệp (mua hàng, sản xuất...) nên nếu module này được tích hợp trong phạm vi hệ thống ERP thì cũng là điều dễ hiểu. Thực tế thì nhu cầu quản lý của các doanh nghiệp “vô cùng phong phú” và không chỉ giới hạn trong phạm vi hoạch định nguồn lực. Ví dụ: Các công ty cổ phần có nhu cầu rất lớn về module Phần Mềm “Quản lý cổ phần và cổ đông” và module này có mối quan hệ chặt chẽ với module kế toán nhưng không nằm trong khái niệm ERP. Nếu chúng ta hiểu ERP trên khía cạnh Phần Mềm quản lý “tổng thể” doanh nghiệp thì module này cũng nên được tích hợp vào thành phần của hệ thống ERP.

Tóm lại, bạn chỉ nên hiểu khái niệm ERP một cách đơn giản nhất: ERP là Phần Mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp, trong đó phần hoạch định nguồn lực là phần cơ bản. Những gì quan trọng nhất trong hoạt động của doanh nghiệp đều được ERP quản lý, và với mỗi ngành nghề kinh doanh, mỗi doanh nghiệp thì kiến trúc module hay chức năng của hệ thống ERP có thể rất khác nhau.
Trích theo PCWorld


Ứng dụng giải pháp phần mềm ERP "1C:Quản lý tổng thể (ARM)" 
tại nhà máy tôn mạ màu Fujiton

Phân tích sự khác biệt giữa giải pháp ERP nguyên khối và giải pháp tích hợp 


1.  Sự khác biệt về giải pháp

Giải pháp ERP nguyên khối:

Giải pháp nguyên khối  gồm nhiều mô-đun được thiết kế thành một hệ thống hoạt động thống nhất, mỗi mô-đun đảm nhận một vai trò, một mảng hoạt động của doanh nghiệp. Các mô-đun này giống như các bộ phận trên cơ thể, hoạt động theo khả năng chuyên biệt của mình đồng thời tương tác với các mô-đun khác hoạt động theo một thể thống nhất.

Tùy thuộc vào cách thiết kế và tư duy của từng đơn vị thiết kế mà giải pháp erp nguyên khối, ngay cả các mô-đun được thiết kế quy trình tưởng chừng giống nhau nhưng phạm vi nội dung quản lý cũng có thể vẫn khác nhau như mô-đun bán hàng có thể chỉ bao gồm phần bán buôn mà không có phần bán lẻ dành cho cửa hàng, siêu thị hay trong bán hàng bao gồm luôn quản lý công nợ hoặc tách rời ở mô-đun công nợ phải thu, về mặt tổng thể chúng ta thấy giải pháp gồm các mô-đun:

-     quản trị;
-     kế toán;
-     tiền mặt;
-     tiền gửi;
-     mua hàng;
-     bán hàng;
-     kho bãi;
-     sản xuất;
-     tài sản;
-     quan hệ khách hàng;
-     chuỗi cung ứng;
-     dự án;
-     nhân sự tiền lương;
-     email;
-     báo cáo quản trị;
-     báo cáo thuế;
-     quản lý văn bản.

Giải pháp tích hợp:

Mỗi mảng hoạt động của doanh nghiệp được thiết kế và quản lý trong một phần mềm riêng biệt. Sự khác biệt của các phần mềm này với các phần mềm rời rạc khác đó là sự sẵn sàng khả năng tích hợp tự động. Khi tích hợp tự động, các phần mềm này lại đóng vai trò là một mô-đun để tích hợp với các phần mềm quản lý mảng hoạt động khác.

Thông thường, để tích hợp tự động với nhau, các phần mềm được thiết kế bởi một nhà cung cấp và trên một nền tảng công nghệ nào đó, ví dụ ở Việt Nam có các phần mềm 1C được thiết kế trên nền tảng 1C: DOANH NGHIỆP 8 đảm bảo tính sẵn sàng tích hợp tự động với các giải pháp khác.

Các giải pháp riêng lẻ thường có một vùng giao thoa về nghiệp vụ ví dụ phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM) khi chạy độc lập cần phải có bán hàng, mua hàng, kho bãi trùng với phần mềm quản lý bán hàng.

Các phần mềm được thiết kế thường phải có một quy luật trao đổi nhất định, nó giống như hệ thống đường giao thông, nếu không sẽ tạo ra sự nhiễu loạn và khi có một sự sai sót nào đó, người quản trị sẽ rất khó để tìm ra manh mối của lỗi đang gặp phải.

Khi thiết kế riêng lẻ, các phần mềm lại có các mô-đun nhỏ hoạt động độc lập, một trong các mô-đun mà phần mềm nào cũng cần phải có là mô-đun quản trị và mô-đun danh mục.

Trong hoạt động của doanh nghiệp, chúng ta có thể gặp các phần mềm riêng lẻ sau:

-     phần mềm kế toán;
-     phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM);
-     phần mềm bán hàng (bán lẻ);
-     phần mềm quản lý kho;
-     phần mềm quản lý cổ đông;
-     phần mềm quản lý sản xuất;
-     phần mềm quản lý văn bản;
-     phần mềm quản lý bán buôn;
-     phần mềm quản lý tài sản;
-     phần mềm quản lý chuôi cung ứng;
-     phần mềm quản lý dự án.

Một trong những lý do khá nguy hiểm là nhiều khi phần mềm được chia thành nhiều phần mềm quá nhỏ sẽ gây khó khăn cho người sử dụng vì có quá nhiều phần mềm cần phải xử lý, điều nguy hiểm hơn nữa là các phần mềm được xây dựng theo dạng tư duy khác nhau gây khó khăn cho người dùng khi tiếp cận quá nhiều giao diện, quá nhiều cách xử lý,…

2.  Vai trò người sử dụng

Giải pháp ERP nguyên khối:

Một người, chỉ có một user trong hệ thống và được phân quyền theo vai trò sử dung.

Giải pháp tích hợp:

Một người có thể có user ở trên nhiều phần mềm khác nhau. Ví dụ một người có quyền tạo danh mục trên một phần mềm nhưng lại chịu trách nhiệm chính về nghiệp vụ ở phần mềm khác.

3.  Chi phí triển khai

Giải pháp ERP nguyên khối:

Chi phí để sở hữu bản quyền phần mềm và dịch vụ tư vấn của nhà cung cấp bao giờ cũng ở mức cao. Cho dù, giải pháp được bán theo user của từng phân hệ thì doanh nghiệp vẫn cần phải bỏ ra một khoản chi phí khá lớn. Do các mô-đun hoạt động tương tác chặt chẽ với nhau nên giải dụ mua user mô-đun bán hàng thì cũng vẫn bắt buộc phải mua thêm user mô-đun kho bãi mặc dù doanh nghiệp chỉ quản lý tồn kho ở mức đơn giản.

Chi phí áp dụng cho mô hình này thường rất cao, do nhà cung cấp cần xây dựng một hệ thống lớn để quản lý chi tiết cho từng người sử dụng và sau đó là mối quan hệ đan xen giữa các công việc, các vai trò sử dụng,… tiếp theo thời gian triển khai thường kéo dài.

Giải pháp tích hợp:

Chi phí được đầu tư theo lộ trình và nhu cầu của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào quy mô hoạt động và mức độ người sử dụng mà doanh nghiệp mua từng phần mềm theo tiến độ được lập ra.
Khi doanh nghiệp có nhu cầu mua phần mềm bán hàng, thì bản thân trong phần mềm bán hàng cũng có mô-đun kho bãi (quản lý ở mức đơn giản) mà không cần phải bỏ tiền mua phần mềm kho.
Kế hoạch và thời gian triển khai được chia nhỏ theo từng phần mềm, cách này được đánh giá là tiết kiệm được chi phí và nguồn lực của doanh nghiệp.

4.  Hạ tầng CNTT

Giải pháp ERP nguyên khối:

Doanh nghiệp mua bất kỳ một mô-đun nào của giải pháp erp khối thì cũng cần phải đầu tư cơ sở hạ tầng ở mức độ hiện đại để giải pháp có thể hoạt động được ở mức tối thiểu.
Nếu doanh nghiệp có 3 địa điểm, vì phần mềm là một khối nên bắt buộc phải sử dụng tới Internet hoặc mạng riêng ảo để cập nhật dữ liệu. Rõ ràng cần phải có một máy chủ đủ mạnh và một hệ thống Internet hoặc mạng riêng ảo đủ mạnh.

Giải pháp tích hợp:

Do các phần mềm hoạt động riêng lẻ nên đầu tư hạ tầng có thể được chia nhỏ theo nhiều giai đoạn, tại nhiều nơi.
Ví dụ, doanh nghiệp có 3 địa điểm hoạt động, mỗi địa điểm áp dụng một phần mềm kế toán, phần mềm bán hàng, phần mềm kho bãi thì có thể chia tại mỗi điểm ứng dụng một máy tính ở mức độ bình thường, có thể không cần phải là máy chủ. Sau đó, dữ liệu tại từng địa điểm sẽ được lưu tại đó và thực hiện đồng bộ tự động với nhau tạo thành một hệ thống dữ liệu.

5.  Độ trễ của dữ liệu

Giải pháp ERP nguyên khối:

Giải pháp nguyên khối gần như không có độ trễ của dữ liệu khi một người dùng mô-đun này nhập liệu lập tức hệ thống ghi nhận và xác định ngay yếu tố liên quan tới các mô-đun khác. Ví dụ, khi bán hàng thì lập tức trừ ngay tồn kho.

Giải pháp tích hợp:

Giải pháp tích hợp thường có độ trễ về việc cập nhật dữ liệu, do các phần mềm không phải khi nào cũng có thể tích hợp dữ liệu ngay được với nhau mà cần phải chờ một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ, khi bán hàng, phần mềm bán hàng vẫn trừ kho nhưng do dữ liệu chưa chuyển sang phần mềm quản lý kho nên người quản lý kho chưa biết ngay được hàng trong kho vừa bị giảm.

6.  Cơ cấu tổ chức

Giải pháp ERP nguyên khối:

Giải pháp nguyên khối được thiết kế đảm bảo các user hoạt động có sự đan xen lẫn nhau. Các user tương tác trực tiếp ngay trong một hệ thống phần mềm.

Giải pháp tích hợp:

Giải pháp tích hợp thường được xây dựng cho từng phòng ban. Công việc của các phòng ban vẫn đảm bảo sự thống nhất. Có thể một người làm việc sẽ có nhiều user trên nhiều phần mềm khác nhau để có thể xem và kiểm soát.

Kết luận

Mỗi phương án giải pháp erp nguyên khối và các giải pháp tích hợp ở mức độ nhất định đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Công việc của người lãnh đạo là xác định nhu cầu thiết thực sau đó xây dựng một bài toán đầu tư. Doanh nghiệp không nhất thiết phải mua một hệ thống erp nguyên khối tốn nhiều tiền, nguồn lực và gây ra một áp lực lớn cho nhân viên sử dụng do hệ thống quá lớn. Đối với giải pháp tích hợp, dễ dàng cho doanh nghiệp trong việc xây dựng lộ trình đầu tư, lộ trình đưa phần mềm vào sử dụng từng mảng hoạt động, tránh được sự quá tải về chi phí, về công việc tiếp nhận của nhân viên. Tuy nhiên, nhà tư vấn cần xây dựng hệ thống trên một nguyên tắc trao đổi chặt chẽ, dễ kiểm soát tránh xé nhỏ giải pháp thành quá nhiều phần mềm riêng lẻ.

Hoàng Ánh



Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

Ưu điểm phần mềm quản lý bán hàng 1C dành cho nhà hàng

Hình minh họa
  •  Mô hình quản lý tiên tiến theo chuẩn của thế giới được áp dụng thực tiễn vào các loại hình quản lý nhà hàng, chuỗi nhà hàng tại Việt Nam;
  • Chuyên nghiệp hóa hoạt động kinh doanh, tăng hiệu quả công việc;
  • Tối ưu hóa hoạt động quản lý, giảm chi phí quản lý;
  • Tùy biến hệ thống theo nhu cầu đặc thù;
  • Tùy biến các báo cáo đầu ra;
  • Hệ thống tính toán dữ liệu dựa trên các thông tin đầu vào với độ chính xác cao;
  •  Hệ thống có cơ chế tự động sao lưu dữ liệu phòng khi có sự cố;
  • Trong trường hợp có sự cố xảy ra, chương trình có thể được khôi phục bằng dữ liệu đã sao lưu để đảm bảo tính an toàn dữ liệu;
  • Hệ thống mở, phù hợp với tình hình kinh doanh khi muốn thêm mới hay thay đổi cấu trúc hoạt động. 
  • Dễ dàng sử dụng (đào tạo nhân viên trong vòng một ngày kể cả người chưa có kinh nghiệm về máy tính);
  • Hỗ trợ nhiều người sử dụng, tính ổn định, bảo mật cao trên internet; 
  • Tiết kiệm tối đa thời gian cho nhân viên phục vụ, giúp quản lý nhân viên một cách khoa học, chuyên nghiệp;
  •  Quản lý nhiều hình thức kinh doanh khác nhau trong chuỗi (nhà hàng, khách sạn, spa, café, billiard…);
  • Thuận tiện cho việc nâng cấp sản phẩm;
  • Tạo sự yên tâm cho khách hàng với phương pháp thanh toán chuyên nghiệp, khoa học với độ chính xác cao.
Theo dõi, cập nhật toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh
  • Theo dõi lượng khách hàng đang ở trong nhà hàng;
  • Theo dõi món ăn khách hàng gọi, tổng hóa đơn thanh toán của khách hàng tại bất kỳ bàn nào;
  • Phân quyền tại bất kỳ đâu và bất kỳ thời điểm nào cho nhân viên tại các địa điểm nhà hàng trong chuỗi nhà hàng. 
Sắp xếp các yêu cầu đặt chỗ, sơ đồ bố trí phục vụ trong nhà hàng 
  • Ghép bàn, tách bàn, chuyển bàn..., quản lý quy trình phục vụ nhiều bàn ăn cùng một lúc;
  • Chức năng đặt chỗ cho phép theo dõi các thông tin và yêu cầu của khách hàng đặt chỗ, đặt món vào theo thời gian từ đó giúp người quản lý kiểm soát được tình hình hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả nhất;
  • Việc chuyển bàn, ghép bàn, tách bàn được thực hiện dễ dàng với thao tác đơn giản. Thay đổi màu bàn, kiểu bàn giúp cho người quản lý dễ định vị trong quy trình phục vụ. Thiết kế sơ đồ bàn ăn theo mô hình thực tế của nhà hàng;
  •  Sắp xếp bàn theo hình thức kéo, thả;
  • Hỗ trợ giao diện bàn phong phú, đa dạng; 
  • Đáp ứng quy trình phục vụ nhiều bàn ăn cùng lúc mà không xảy ra tình trạng nhầm lẫn trong khâu gọi món ăn cũng như thời gian gọi món ăn của khách hàng (tránh việc người gọi trước được phục vụ sau, người gọi sau được phục vụ trước);
  • Phân quyền đến từng bàn cho nhân viên... 
Thay đổi thực đơn, chính sách bán hàng theo từng địa điểm. 
  • Cập nhật chính sách giá, áp giá, chiết khấu cho từng món ăn, nhóm món ăn, hóa đơn theo bàn (khách hàng thân thiết, chương trình khuyến mại …), tại từng địa điểm hay tất cả các địa điểm nhà hàng trong chuỗi;
  • Thêm nhóm món, món mới, giá tương ứng tại mọi thời điểm bất kỳ;
  • Phân nhóm món ăn khoa học, dễ sử dụng;
  • Hỗ trợ thay đổi vị trí nhóm món ăn cũng như món ăn giúp nhân viên bán hàng thao tác một cách nhanh chóng;
  • Hỗ trợ cài đặt màu sắc từng nhóm món, món ăn, thứ tự trình bày;
  • Hỗ trợ ghi chú từng món ăn, cài đặt hình ảnh của từng món. 
Quản lý xuất nhập tồn kho, nguyên liệu chế biến. 
  • Chi tiết số lượng hàng nhập;
  • Tổng hợp số lượng hàng nhập;
  • Chi tiết số lượng hàng bán;
  • Tổng hợp số lượng hàng bán;
  • Chi tiết số lượng hàng tồn... 
Quản lý bán hàng 
  • Hỗ trợ linh hoạt các thao tác: thêm món, bỏ món, ăn kèm;
  • Hỗ trợ bán mang về. Hỗ trợ nhập tìm kiếm món ăn theo từ khóa hoặc mã món... 
Quản lý chi tiết doanh thu, chi tiết hóa đơn theo thời gian 
  • Quản lý hàng bán trả lại từ khách hàng;
  • Quản lý khả năng tiêu thụ của từng món ăn;
  • Quản lý doanh thu theo thời gian;
  • Quản lý doanh thu theo hóa đơn;
  • Quản lý doanh thu theo nhóm món ăn;
  • Quản lý doanh thu theo từng khách hàng;
  • Biểu đồ doanh thu theo từng địa điểm nhà hàng trong chuỗi nhà hàng. 
Báo cáo bán hàng, doanh số của từng nhân viên. 
  • Chi tiết hóa đơn bán hàng, tổng kết báo cáo doanh thu của từng nhân viên trong mỗi ca làm việc;
  • Báo cáo chi tiết doanh thu theo ngày, tuần, tháng, năm, từng nhân viên, từng nhóm, món ăn;
  • Các báo cáo có thể xuất ra các file excel, pdf, word, HTML. 
Xử lý các hình thức thanh toán bằng tiền mặt, thẻ tín dụng 
  • Thanh toán bằng tiền mặt;
  • Thanh toán bằng thẻ do nhà hàng phát hành;
  • Thanh toán bằng thẻ hỗ trợ liên kết các ngân hàng;
  • Cho phép ghi nợ của khách hàng, thanh toán trả sau.
Áp dụng những chương trình giảm giá, khuyến mại phù hợp theo các tiêu chí khác nhau 
  •  Hỗ trợ giảm giá trên hóa đơn dành cho khách hàng thân thiết;
  • Hỗ trợ giảm giá, khuyến mại theo chương trình của nhà hàng. 
Chức năng hỗ trợ bộ phận bếp, bar
  • Thông tin món ăn được in ngay tại bếp;
  • Thông tin danh sách đồ uống được in tại quầy bar;
  • Thông tin danh sách món ăn bỏ, hoặc gọi thêm được in tại bếp;
  • Thông tin danh sách các đồ uống bỏ, hoặc thêm được in tại quầy bar. 


Tăng Phượng