Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

Vai trò của việc quản lý giá nhập, giá bán trong cửa hàng bán lẻ

Trong kinh doanh thương mại, giá là một phạm trù hết sức quan trọng, đặc biệt là giá bán nó được coi là chiến lược, khi nào cần giữa nguyên giá niêm yết và khi nào cần hiệu chỉnh giảm giá. Giữa giá mua và giá bán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sự tương tác này ảnh hưởng rất lớn tới công việc kinh doanh của cửa hàng, đòi hỏi người quản lý phải biết cách ghi nhận giá nhập, giá bán một cách chi tiết và rõ ràng. Để ghi nhận chi tiết và rõ ràng, việc ứng dụng một giải pháp phần mềm vào quản lý cũng là một ưu tiên hàng đầu đối với các chủ cửa hàng. Như vậy, quản lý giá mua và giá bán trong cửa hàng có vai trò như thế nào? 

Giá mua vào thấp tạo thuận lợi cho chiến lược giá bán 

Đảm bảo mua hàng với chi phí thấp nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho chiến lược xác định giá đầu ra. Dựa vào giá tốt ở đầu vào, cửa hàng có thể hạ giá bán thấp hơn các đối thủ cạnh tranh để kéo khách hàng về phía mình. 

Vẫn biết chi phí mua hàng không chỉ nằm ở giá mua bao nhiêu mà còn phụ thuộc vào điều khoản thanh toán với nhà cung cấp, hàng mua ở đâu, của ai, số lượng bao nhiêu,… nhưng việc xác định giá mua hàng rất quan trọng vì nó chiếm tỉ trọng lớn trong việc xác định giá vốn của hàng hóa, từ đó ảnh hưởng tới việc xác định giá bán ra. 

Giá mua vào tốt cũng là yếu tố để xác định tìm kiếm sản phẩm thay thế khi mà khách hàng sẵn sàng cho sự thay đổi đó. 

Ứng dụng phần mềm bán hàng "1C:BÁN LẺ 8" tại 06 điểm cửa hàng Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Dịch vụ Hà Linh

Dễ dàng nhận chiết khấu lớn từ nhà cung cấp

Việc quản lý lượng hàng bán ra sẽ giúp chủ cửa hàng dễ dàng thương lượng với nhà cung cấp về giá và cam kết tiêu thu với một số lượng nhất định trong kỳ. Khi đảm bảo cam kết tiêu thụ, chủ cửa hàng dễ dàng nhận được khoản chiết khấu lớn từ các nhà cung cấp. 

Chia sẻ thông tin trong chuỗi cửa hàng 

Lịch sử giá mua hàng từ nhiều nhà cung cấp sẽ được ghi lại, đặc biệt là chuỗi cửa hàng sử dụng phần mềm 1C:BÁN LẺ 8 có chức năng so sánh giá mua từ các nhà cung cấp trong khoảng thời gian gần nhất, đây là điều kiện thuận lợi để các cửa hàng trong chuỗi có thể tra cứu, tìm kiếm ra nhà cung cấp bán hàng với giá tốt nhất, từ đó dễ dàng lựa chọn nhà cung cấp có giá tốt. Đặc biệt hơn, 1C:BÁN LẺ 8 sẵn sàng giúp chủ cửa hàng tự động phân tích nhu cầu mua hàng và lựa chọn nhà cung cấp đã giao dịch với giá bán hàng thấp nhất trong thời gian gần nhất. 

Lập báo cáo mua hàng 

Một mặt hàng có thể được mua từ nhiều nhà cung cấp, mỗi nhà cung cấp có thể bán nhiều lần cho cửa hàng trong một khoảng thời gian, từ đó lập ra báo cáo mua hàng theo dõi nhật ký mua hàng từ các nhà cung cấp. Khi cửa hàng sử dụng phần mềm 1C:BÁN LẺ 8, người quản lý dễ dàng lập ra báo cáo mua hàng từ nhà cung cấp để so sánh xem từ một mặt hàng nhà cung cấp nào bán cho mình với giá cạnh tranh nhất. 

Lập bảng giá bán hàng hóa 

Khi ghi nhận được lịch sử giá bán, chủ cửa hàng biết được rằng hàng hóa nào ở cửa hàng thu hút khách hàng nhất, hàng nào bán chạy nhất theo từng mùa, từ đó dễ dàng đưa ra quyết định xác định mức giá bán lẻ cho cửa hàng, thậm chí có thể lập giá bán cao hơn giá đối thủ. 

Bảng giá có thể lập riêng cho từng cửa hàng trong chuỗi hay lập trung cho toàn chuỗi sau đó dựa vào từng đặc điểm của mặt hàng mà có thể xây dựng một chính sách giảm giá khác nhau. Đó là đặc thù khi quản lý giá bán ra. 

Dễ dàng chạy các chương trình marketing 

Dựa trên một bảng giá bán lẻ chung kết hợp với chính sách marketing, người quản lý dễ dàng lập ra nhiều chương trình quản lý khách hàng thân thiết, chiết khấu khách hàng VIP, bán hàng tặng hàng, giảm giá đẩy hàng tồn kho, gián bán tâm lý theo giờ vàng, số thứ tự… Như vậy, chỉ cần một bảng giá áp dụng chung, chủ cửa hàng dễ dàng áp dụng nhiều chương trình marketing cùng một lúc. Đơn giản hơn, chính xác hơn, đỡ tốn công sức hơn có thể áp dụng phần mềm 1C:BÁN LẺ 8 vào ứng dụng tại cửa hàng. Khi đó chủ cửa hàng, chỉ cần thiết lập chính sách marketing, phần mềm tự động tính toán và nhân viên thu ngân không cần phải làm gì nhiều hơn ngoài việc trao tặng quà cho khách hàng. 

Chương trình tích điểm được quản lý trong phần mềm bán hàng 1C:BÁN LẺ 8

So sánh giá bán với đối thủ cạnh tranh 

Cùng một mặt hàng, người chủ cửa hàng dễ dàng theo dõi, đối chiếu giá bán của cửa hàng với các đối thủ cạnh tranh. Từ đó, đưa ra chính sách giảm giá cho khách hàng, tặng quà cho khách, bán hàng kèm dịch vụ… nhằm đem lại lợi ích cho khách hàng nhiều hơn.

Lập báo cáo bán hàng 

Quản lý bán hàng dễ dàng lập báo cáo bán hàng của mặt hàng bán chạy nhất, thời gian nào bán chạy nhất và nếu quản lý thông tin khách hàng sẽ biết khách hàng nào tiêu thụ hàng nhiều nhất, có thể dựa vào đó để xây dựng tiêu chí phân hạng khách hàng. 

Lập được ra báo cáo lãi gộp để xác định mặt hàng nào đem cho lãi gộp cao nhất, khách hàng nào đem lại lãi gộp cao nhất. Từ đó, xác định nên đẩy cao mặt hàng nào vào mùa nào và tập trung chăm sóc đối tượng khách hàng đem lại lãi gộp cao cho cửa hàng. 

Quản lý giá mua và giá bán có vai trò rất quan trọng đối với cửa hàng. Khi các tiêu chí quản lý đã được xác lập, để hệ thống chạy tự động mà vẫn kiểm soát chặt chẽ thì việc ứng dụng phần mềm 1C:BÁN LẺ 8 cũng là một ưu tiên đáng xem xét. Phần mềm sẽ giúp quản lý cửa hàng chính xác hơn về số tồn kho, doanh thu bán hàng, quản lý khách hàng thân thiết, tự động tính toán các chương trình giảm giá… Khi cửa hàng có người bán thuê, chủ cửa hàng mưu cầu quản lý một cách thông mình hơn và các chương trình marketing được chạy hỗn hợp thì ứng dụng 1C:BÁN LẺ 8 là lựa chọn tốt nhất của chủ cửa hàng.

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015

Những yêu cầu trong việc ghi nhận doanh thu và quản lý chi phí cho thuê kho bãi trên phần mềm kế toán 1C:KẾ TOÁN 8

Hiện nay, với tốc độ phát triển về kinh tế đặc biệt là nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng khiến việc lưu trữ hàng hóa gặp khó khăn. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp, cá nhân gặp khá nhiều thách thức. Vậy làm sao để có một nơi có thể chứa hàng hóa với không gian rộng và an toàn đó là nỗi băn khoăn của không ít các doanh nghiệp, cá nhân đang kinh doanh hiện nay. Chính từ nguyên nhân đó, dịch vụ cho thuê kho bãi ra đời và ngày càng phát triển lớn mạnh. Khi các doanh nghiệp cho thuê kho bãi phát triển lớn mạnh và quy mô hơn, đòi hỏi cần có một phần mềm kế toán theo dõi chi tiết cụ thể hoạt động thuê kho từ doanh thu, chi phí đến lãi lỗ. 

Vậy làm thế nào để quản lý tốt hoạt động cho thuê kho bãi cũng như làm sao để công tác kế toán trở nên đơn giản và dễ dàng nhất?


Để quản lý tốt doanh thu, chi phí cho mảng hoạt động này, trước tiên cần hiểu rõ một vài lý thuyết hạch toán cơ bản: doanh thu cho thuê kho bãi phải được ghi nhận theo phương pháp đường thẳng trong suốt thời hạn cho thuê mà không phụ thuộc vào phương thức thanh toán, trừ khi áp dụng phương pháp tính khác hợp lý hơn. Thêm nữa, chi phí cho thuê kho trong kỳ bao gồm khoản khấu hao tài sản cho thuê, trong trường hợp này là khi bãi cho thuê và số chi phí trực tiếp ban đầu được ghi nhận ngay hoặc phân bổ dần cho suốt thời hạn cho thuê phù hợp với việc ghi nhận doanh thu. 

Đối với việc quản lý chi phí cho thuê kho 

Ban đầu, cần xác định rõ là tài sản cho thuê có nguồn gốc như thế nào? Là tài sản của đơn vị hay đây là hoạt động thuê kho của một đơn vị sau cho một đơn vị khác thuê lại. 

Nếu tài sản đó là tài sản cố định của công ty, trường hợp này, cần xác định ngay đây là hoạt động cho thuê hoạt động. Khi đó, chi phí đầu vào của hoạt động có thế là các loại chi phí sau: chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến mảng cho thuê kho, kế toán có thể tập hợp luôn vào tài khoản chi phí, hoặc đưa vào tài khoản chi phí trả trước và phân bổ dần vào các kỳ tiếp theo. Trên phần mềm kế toán 1C, để hạch toán nghiệp vụ này, kế toán có thể sử dụng chứng từ "Tiếp nhận hàng hóa, dịch vụ" với dạng giao dịch mua, ký gửi. Để phân loại rõ các loại chi phí đầu vào, kế toán có thể sử dụng khái niệm "Dạng chi phí" trên phần mềm. Tại đây, kế toán ghi nhận rõ từng loại chi phí phát sinh như: chi phí khấu hao, chi phí in ấn tài liệu, chi phí tiếp khách, chi phí ngoại giao... Đối với trường hợp ghi nhận chi phí là chi phí trả trước, kế toán cần khai báo rõ tiêu thức phân bổ: phân bổ vào tài khoản chi phí nào, phân bổ trong bao lâu... 

Với danh mục dạng chi phí như trên, kế toán có thể không cần tạo nhiều tiểu khoản mà vẫn theo dõi được chi tiết từng loại chi phí phát sinh.

Ngoài ra, còn một khoản chi phí đầu vào khác rất quan trọng đó là chi phí khấu hao tài sản (kho bãi). Trên phần mềm 1C, việc ghi nhận chi phí khấu hao phân bổ sẽ được ghi nhận hoàn toàn trong chứng từ “Đóng sổ cuối kỳ”. Cuối kỳ, kế toán có thể căn cứ vào bảng tính khấu hao để kiểm tra xem, phần mềm đã trích khấu hao chuẩn chưa, đã ghi nhận vào sổ sách chưa...

Một trường hợp khác đơn giản hơn, đó là kho bãi đó là do đơn vị đi thuê sau đó cho bên khác thuê lại. Như vậy, chi phí đầu vào của mảng này sẽ được ghi nhận căn cứ vào hóa đơn bên cho thuê kho xuất cho bên đơn vị mình. Để ghi nhận khoản chi phí đó, kế toán có thể đưa thẳng vào giá vốn hàng bán, hoặc lại đưa vào tài khoản chi phí trả trước và phân bổ cho các kỳ sau. Việc ghi nhận này được thực hiện trong chứng từ "Tiếp nhận hàng hóa dịch vụ" ở tab “Dịch vụ”.

Đối với việc quản lý doanh thu thuê kho

Trường hợp đơn vị thu tiền cho thuê kho vào định kỳ, kế toán sẽ ghi nhận doanh thu và xuất hóa đơn đầu ra trong tháng. Để thao tác nghiệp vụ này trên phần mềm kế toán 1C, kế toán sử dụng chứng từ Giao hàng và cung cấp dịch vụ hoặc Biên bản cung cấp dịch vụ. Sau khi ghi nhận doanh thu trên chứng từ xong, thông tin hóa đơn đầu ra cũng được ghi nhận nhanh chóng. Ngoài ra, với phần mềm 1C, kế toán hoàn toàn có thể tự in hóa đơn trên phần mềm, rất thuận tiện cho các đơn vị hiện nay. 

Mẫu Hóa đơn GTGT trên phần mềm 1C, ngoài ra, người sử dụng có thể tự thiết kế mẫu cho đơn vị mình.

Trường hợp đơn vị thu tiền cho thuê kho trước cho nhiều kỳ, kế toán cần ghi nhận khoản thu trước này là một khoản doanh thu chưa thực hiện. Trên phần mềm 1C, bạn có thể ghi nhận nghiệp vụ này trong chứng từ “Giao dịch thủ công”. Tại đây, bạn cần hạch toán khoản tiền thu về, khoản thuế đầu ra phải nộp cũng như khoản doanh thu nhận trước. Cuối kỳ, bạn cần kết chuyển doanh thu chưa thực hiện sang thành doanh thu trong kỳ. Giao dịch này cũng có thể thực hiện trong chứng từ Giao dịch thủ công. 

Đối với khoản doanh thu chưa thực hiện, trên phần mềm 1C:KẾ TOÁN 8 đang theo dõi chi tiết cho từng đối tác và từng hợp đồng. Nhờ đó, kế toán có thể biết chi tiết khoản doanh thu phân bổ cho từng hợp đồng có chuẩn hay không? Để kiểm tra điều này, kế toán có thể sử dụng báo cáo "Bảng cân đối theo một tài khoản" và chỉ ra tài khoản 3387. Như vậy, để theo dõi chuẩn được khoản doanh thu chưa thực hiện này, kế toán cần chuẩn hóa danh mục khách hàng và hợp đồng, tránh bị trùng lặp nhằm đảm bảo giá trị chi tiết khoản doanh thu chưa thực hiện cho từng đối tượng và từng hợp đồng là chính xác. 

Đối với hoạt động cho thuê kho bãi, kế toán có thể tập hợp chi phí, tính giá thành cũng như ghi nhận doanh thu chi tiết cho từng đơn hàng, khách hàng, hoặc cũng có thể tập hợp vào thành một mảng hoạt động là hoạt động thuê kho. Việc lựa chọn hướng đi nào là tùy thuộc vào yêu cầu quản trị về giá thành, về doanh thu của từng đơn vị. Đối với phần mềm 1C, làm theo hướng nào cũng hoàn toàn đơn giản và thuận tiện. 

Đối tượng tập hợp chi phí ở đây có thể hiểu là "Nhóm sản phẩm" trên phần mềm kế toán 1C. Kế toán có thể đặt một nhóm sản phẩm là "Hoạt động cho thuê kho bãi" để theo dõi doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ, và cuối kỳ lên được một báo cáo lãi lỗ của hoạt động thuê kho. Hoặc một hướng đi khác, chi tiết hơn, kế toán có thể đặt mỗi đơn hàng phát sinh là một nhóm sản phẩm ví dụ như: Trong kỳ, có phát sinh hoạt động cho thuê kho đối với 3 công ty A, B, C; kế toán có thể đặt 3 nhóm sản phẩm: "Cho thuê kho công ty A"; "Cho thuê kho công ty B" ; "Cho thuê kho công ty C", từ đó, theo dõi chi tiết doanh thu và chi phí cho từng đơn hàng. 

Danh mục Nhóm sản phẩm trên phần mềm 1C:KẾ TOÁN 8 có thể được hiểu như một đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành

Việc ghi nhận doanh thu, chi phí hoạt động cho thuê kho bãi đã tương đối đầy đủ, mục tiêu cuối cùng là lên được một báo cáo thu nhập, chi phí cũng như lãi lỗ. Trên phần mềm 1C, kế toán có thể sử dụng báo cáo "Thu nhập và chi phí" hoặc “Báo cáo bán hàng” để theo dõi được tình hình kinh doanh của đơn vị. 

Với báo cáo bán hàng sẵn có trong phần mềm, kế toán có thể theo dõi doanh thu bán hàng theo nhiều cách khác nhau tùy vào mục đích lấy thông tin của người dùng

Chỉ với việc xây dựng quy trình đơn giản như trên, bạn hoàn toàn có thể quản lý tốt hoạt động cho thuê kho bãi trên phần mềm 1C.