Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

Bí kíp pha chế café ngon đúng điệu

Hôm nay mình chia sẻ với các bạn một chút về cách pha trôn các loại café, đồng thời nói rõ hơn về café xô, sàng 16, 18, cafe culi mà các bạn nghe thấy họ nói nhiều nhưng có lẽ vẫn chưa hiểu.

Trước hết mình nói về café nhân xô, sàng 16, sàng 18. Như các bạn đã biết, café người ta thu hoạch hàng loạt, một cây café không thể nào chín đều hết, có quả xanh quả chín, có quả lép quả bị sâu, có quả 2 nhân và có quả 1 nhân, quả cafe mà chỉ có 1 nhân được gọi là culi. Như vậy sau khi thu hoạch người ta chế biến bằng phương pháp ướt và khô để lấy nhân ra. Nhân khi thành phẩm có cả hạt lép, hạt non, hạt sâu, có cả que củi, chấu chưa sạch, người ta đem bán thì cái này gọi là nhân xô.

Còn nhân sàng 16, 18 là sao: Chúng ta phải hiểu là sàng 16, 18 là đơn vị đo kích thước hạt café, sàng 18 hạt sẽ lớn hơn sàng 16. Họ sẽ có máy sàng hoặc ở gia đình thì sàng bằng tay để loại bỏ hết các hạt nép, hạt vỡ, que củi, chấu ở café xô. Như vậy căn cứ vào giá café xô mà ta tính được giá café sàng 16 và 18. ví dụ giá café xô là 35k thì giá cafe sàng 16 là 35k cộng cho 16% giá 35k nữa, tương tự sàng 18 ta tính được giá.

Còn culi thì các bạn phải hiểu culi không phải là 1 giống café nào cả, culi tức là họ sàng lọc trên máy sàng chỉ lấy loại hạt 1 nhân tròn, từ đó ta mới có culi robusta, culi arabica.

Để rang hạt café chín đều, từ ~20oC lên đến ~200oC chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn ~ 9-20p ( tùy loại cafe, tùy kiểu rang, máy rang) thì đòi hỏi máy rang phải tốt, nhiệt nạp vào rất cao và ổn định, tốc độ đảo hạt, lồng quay, luồng gió nóng trong lồng luân chuyển tốt... thì hạt cafe mới có thể không bị cháy canh, chín đồng đều... cần máy rang có cấu tạo lồng thép cực tốt, hệ thống thiết kế luân chuyển gió chuẩn... do đó máy rang chuyên nghiệp tốt cực đắt, giá máy rang 10kg/mẻ thường phải ~ 20k$, nếu nhập về Việt Nam chắc rơi vào khoảng 40k$, ở Việt Nam cũng có nhiều nơi sản xuất máy rang, nhưng chất lượng với giá thành chỉ cùng lắm = 20-30% của thế giới.

Nhưng dù máy rang có tốt đến mấy mà người rang không có kiến thức tốt phân tích các mẫu hạt café tươi - green bean - để từ đó điều chỉnh phương pháp rang = profile roast - hợp lý để phát huy hết ưu điểm về mùi, vị của từng loại cà phê khác nhau trên thế giới thì cũng chỉ như 1 cái kiếm sắc đặt vào tay 1 tên lính quèn.

Và máy rang xịn mấy, người rang giỏi mấy mà dùng café tươi chất lượng kém thì cũng không thể rang được ra café pha ngon được.

Muốn có một ly cà phê ngon đến miệng người uống thì cần phải chất lượng từ khâu sản xuất đến cách pha chế cuối cùng.

(Nguồn: Internet)

Cho nên khâu cuối cùng để các bạn có 1 ly café ngon là phải biết phối trộn các loại café lại với nhau. Mình sẽ hướng dẫn các bạn phối trộn như sau:

Hiện tại thông dụng nhất là 3 loại café: Moka, Arabica và Robusta. Với loại moka thì nó có vị chua nhiều nên rất kén người uống, nói chung là rất khó uống, loại này bán ra thị trường chậm lắm, nên mình khuyên là không nên pha loại này vào. Còn 2 loại Arabica và Robusta thì đối với các bạn trộn để dùng chop ha máy thì các bạn nên pha theo tỉ lệ: 70% Robusta và 30% Arabica; Đối với pha phin thì khác, gu của việt nam khi uống pha phin là đồi hỏi phảm đậm đà, lượng caféin nhiều sẽ làm khách hàng thoả mãn, nên tỉ lệ trộn phù hợp nhất là 90% Robusta và 10% Arabica, 10% Arabica là để tạo vị thơm, giúp ly caafe đầy đủ các yếu tố: mùi, màu và vị.

Uống café là văn hóa thưởng thức ẩm thực, do vậy nó rất phong phú và đa dạng từ cách chế biến và thưởng thức.

Bẩn hay sạch, ở dây chúng ta đang bàn đến cả nghĩa đen và bóng, tức là uống vào có hại cho sức khỏe từ các chất "bẩn" . Còn văn hóa uống tẩm bơ, muối là của người Pháp, chứ khôg phải là do Việt Nam nghĩ ra, cái đó sẽ là sạch nếu tẩm đúng loại bơ, muối, tẩm đúng cách, đúng thời điểm nào lúc rang... để khi pha café không ra các chất có hại cho sức khỏe, còn sẽ là “bẩn” nếu ngược lại.

Nhiều vùng họ còn trộn cả hạt dẻ, hồi, tiêu vào bột café và ngay cả hiện tại phong cách espresso vẫn có nhiều người uống kèm caramel, vanila, hạt dẻ....

Về cơ bản, do dùng café "bẩn" và rang kém, rang đến cháy thành than nên hạt café rang xong hết mùi và chỉ có khét, do đó mới phải tẩm hương liệu.

Còn thời xưa Pháp rang tẩm bơ và chút muối, cũng với lý do là hồi đó kĩ thuật rang chưa giỏi, máy móc khoa học chưa tiên tiến nên không giữ được hương và vị có trong hạt café, và với cách pha French Press hợp với cách rang cà phê gần cháy, ra dầu, khi đó hương vị đã bốc hơi gần hết, đường bị nhiệt độ cao caramel hóa hoàn toàn, muối trong hạt café cũng không còn, uống rất đắng, nhưng đượm mùi caramel.

Quan trọng nhất là phong cách Pháp rang café, tẩm bơ trong quá trình rang chứ không phải là tẩm bơ sau khi rang như bây giờ, còn caramel họ không tẩm nhé, vì cách rang đến điểm mầu Full French thì đường đã được Caramel hóa hết, rất thơm mùi caramel không cần tẩm, nhưng chỉ cần sai sót vài giây thôi, thì toàn bộ thành than hết và không còn mùi Caramel, chỉ có mùi khét carbon, mà hầu như các lò rang Việt Nam đều rang thành carbon nên buộc phải tẩm Caramel sau khi rang để có được mùi giống người Pháp rang hồi xưa.

Các bạn thử chưng nước màu thì biết, nếu để đường trên lửa nóng quá vài giây thì nó cháy thành than khét lẹt chứ không còn là caramel đâu, lúc đó ăn vào rất độc hại, gây ung thư.

Đừng có ai nói người Pháp dậy Việt Nam rang tẩm caramel, và cũng đừng có nói họ tẩm hương liệu... họ chỉ tẩm duy nhất bơ và chút muối thôi, nhưng là tẩm trong quá trình rang, cái này chưa người Việt Nam nào sản xuất được máy rang café nào mà tẩm được bơ trong quá trình rang để ra café ngon nhé.

Hãy cứ rang mộc, các bạn cứ thưởng thức café rang mộc đi để xem nó tuyệt vời đến cỡ nào.

(St)




Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Quản lý quan hệ khách hàng – Bí kíp thành công của nhà quản lý

Một trong những bí kíp thành công của nhà quản lý kinh doanh là đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu. Việc cung cấp cho họ những sản phẩm uy tín, chất lượng là điều khiến họ tìm đến với bạn, nhưng để “giữ chân” họ thì việc quan tâm đến họ thường xuyên được cho là biện pháp thúc đẩy sự gắn kết giữa khách hàng với cửa hàng. Lâu dần khi mối quan tâm đó trở nên thường xuyên hơn thì bạn không chỉ đã giữ được chân họ mà đã giữ được cả trái tim họ rồi. Để làm được điều này, bạn cần biết thông tin về họ và cố gắng chăm sóc họ đúng thời điểm. Việc quản lý thông tin khách hàng không hề đơn giản khi bạn đã có quá nhiều khách hàng, vì vậy hãy lựa chọn công cụ quản lý bán hàng phù hợp với yêu cầu của bạn.

Quản lý đầy đủ thông tin khách hàng 

Danh mục khách hàng được phân nhóm theo tiêu chí của người quản lý, các tiêu chí này có thể được thay đổi theo thời gian tùy vào thực tế phát sinh. Màn hình khai báo thông tin khách hàng luôn được ghi nhận đầy đủ, các thông tin này sau này sẽ được sử dụng cho các chương trình chăm sóc khách hàng thân thiết của cửa hàng/ siêu thị như họ và tên, địa chỉ, số điện thoại, ngày sinh, email, giấy tờ tùy thân, giới tính…, ngoài ra người quản trị có thể tự thêm các trường thông tin khác theo ý của mình như sở thích, số lượng con trong gia đình, nghề nghiệp,…

Tính năng ghi nhận những ý kiến của khách hàng trên phần mềm 1C:BÁN LẺ 8

Quản lý thẻ thông tin khách hàng 

Thẻ thông tin khách hàng được phân loại theo tiêu chí thẻ thành viên, thẻ ưu đãi của người quản trị như theo hạng. Đây là cơ sở để khách hàng được tích điểm hoặc được chiết khấu. Những công việc này được tiến hành tự động trên phần mềm quản lý bán hàng 1C:BÁN LẺ 8 khi cửa hàng có chương trình marketing.

Thẻ có thể được in theo dạng thẻ từ, thẻ nhựa; thông thường các dạng thẻ này được gắn mã vạch hoặc mã thẻ. Vì thế, người quản lý có thể quản lý theo chủ thẻ hoặc không theo chủ thẻ, ngày phát thẻ và ngày hết hạn của thẻ. Ngoài những ưu điểm trên, người quản lý có thể tìm kiếm và quản lý thông tin khách hàng trên phần mềm 1C:BÁN LẺ 8 một cách nhanh chóng bằng việc quét mã vạch/ mã thẻ.

Tích điểm cho khách hàng 

Giải pháp phần mềm 1C:BÁN LẺ 8 hỗ trợ lập công thức tính điểm linh động, tự động quy đổi giá trị sản phẩm, tiền đồng, tiền nghìn ra số điểm khách hàng được tích theo cửa hàng hoặc hệ thống chuỗi cửa hàng theo sự thiết lập của nhà quản lý. Hoặc ngược lại khách hàng có thể mua điểm trước rồi thực hiện thanh toán khi mua hàng.

Chương trình tích điểm được quản lý trong phần mềm bán hàng 1C:BÁN LẺ 8

Khi khách hàng đưa thẻ tích điểm, giao diện màn hình 1C:BÁN LẺ 8 của nhân viên thu ngân sẽ xuất hiện các thông tin như số điểm tích lũy của khách hàng, khách hàng có thuộc đối tượng được áp dụng chương trình marketing (giảm giá, chiết khấu…) không. Từ những thông tin đó nhân viên thu ngân có thể nhanh chóng trả lời câu hỏi từ phía khách hàng hoặc tư vấn cho khách các chương trình marketing phù hợp.

Các chương trình marketing theo đối tượng khách hàng 

Trong chương trình 1C:BÁN LẺ 8, khách hàng được quản lý theo phân nhóm, hạng và đã có thẻ khách hàng. Nhờ sự phân nhóm này, người quản trị có thể phân loại được từng đối tượng khách hàng để đưa vào các chương trình marketing phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả bán hàng, giảm thiểu chi phí cho các chương trình chăm sóc khách hàng. Với tính năng này, người quản trị dễ dàng lập ra các chương trình giảm giá, chiết khấu theo giá trị của đơn hàng, theo ngày sinh hoặc theo hạng thẻ kim cương/ vàng/ bạc/ đồng.

Thông tin khách hàng được quản lý chi tiết trên phần mềm 1C

Ngoài những tính năng thông minh của giải pháp, phần mềm 1C:BÁN LẺ 8 còn cung cấp nhiều tiện ích cho người quản trị như giúp lưu trữ số điện thoại, email… để phục vụ cho việc gửi tin nhắn SMS, email về những chương trình khuyến mại, giảm giá…hay thông báo cho khách hàng thông tin về cửa hàng ngay trong phần mềm.

Lập các báo cáo bán hàng theo khách hàng 

Từ cơ sở thông tin được nhập chi tiết trên cửa sổ thông tin khách hàng, trên thẻ khách hàng và ở các giao dịch bán hàng, tùy vào đặc thù của từng cửa hàng người quản trị dễ dàng lập ra các báo cáo bán hàng theo một tiêu chí nào đó liên quan tới khách hàng như báo cáo bán hàng theo thẻ ưu đãi, báo cáo khách hàng có sinh nhật trong tháng, báo cáo bán hàng của khách hàng mua nhiều nhất trong kỳ, báo cáo bán hàng chi tiết theo từng khách hàng, báo cáo bán hàng theo giới tính của khách hàng, báo cáo bán hàng theo khu vực, báo cáo bán hàng theo sở thích, báo cáo bán hàng theo tình trạng hôn nhân,…

Các báo cáo bán hàng được lập đa dạng sẽ giúp chủ cửa hàng biết được đâu là khách hàng mục tiêu của cửa hàng, từ đó có các chương trình giảm giá, chăm sóc khách hàng được tốt nhất nhằm giữ chân khách hàng của mình.

Một chương trình quảng cáo hay dễ dàng thu hút khách hàng đến với cửa hàng/siêu thị nhưng để làm hài lòng khách hàng, giữ chân được khách hàng cần một chương trình chăm sóc khách hàng tốt, đủ mạnh để tác động tới “trái tim của khách hàng”… Và 1C:BÁN LẺ 8 sẽ là công cụ giúp bạn làm được điều ấy. 

Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2015

Các phương pháp tối ưu hóa hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại?

Tối ưu hóa hàng tồn kho nghĩa là tối ưu hóa chi phí hàng tồn kho chứ không phải tối ưu theo kiểu hàng hóa luôn tồn trong kho để có thể sẵn sàng xuất cho khách hàng. Ở một thời điểm kinh doanh nào đó, việc không có hàng bán cho khách hàng không hẳn là làm lỡ mất một cơ hội vì lúc đó người quản lý đánh giá rằng, kinh doanh mặt hàng khác đem lại lợi nhuận tốt hơn. Do vậy, để quản lý tối ưu hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại, người quản lý cần lập ra các mục quan trọng cần phải quản lý và tính toán - công việc này sẽ tốn khá nhiều thời gian, đôi khi có những sự cố xảy ra gây nhầm lẫn. Để giảm thiểu những sai sót trong quá trình quản lý, nhiều doanh nghiệp thương mại đã lựa chọn giải pháp phần mềm 1C:Quản lý thương mại để tự động hóa công tác quản lý trong doanh nghiệp.

Dưới đây là một số phương pháp tối ưu hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại trên phần mềm 1C:Quản lý thương mại:

Xác lập mức tồn kho tối đa, tối thiểu

Mức tồn kho tối đa, tồn kho tối thiểu được thiết lập theo từng mặt hàng và được điều chỉnh trong một khoảng thời gian nhất định nào đó, đặc biệt những mặt hàng kinh doanh có thời vụ.
Lập báo cáo so sánh số lượng tồn thực trong kho với số lượng tồn kho tối đa và tồn kho tối thiểu của từng mặt hàng trong đó có tính tới số lượng tồn dự phòng theo đơn đặt hàng của khách.

Lập dự phòng hàng hóa cho những đơn đặt hàng của khách

Đối với mỗi đơn đặt hàng của khách, cần thỏa thuận ngày giao hàng, trong một đơn hàng có thể có nhiều mặt hàng và mỗi mặt hàng được xác định cụ thể ngày giao hàng, có thể một mặt hàng được tính tới phương án giao hàng làm nhiều lần, mỗi lần một số lượng khác nhau. Khi đã lập dự phòng số lượng cho đơn hàng của khách, cần có một sự nhắc nhở hoặc không cho phép xuất kho nhằm tránh bị thiếu hàng trong ngày giao hàng cho khách.

(Ảnh minh họa)
Tính toán nhu cầu hàng hóa

Tính toán nhu cầu hàng hóa sẽ giúp quản trị kho bãi, người lập kế hoạch biết rằng với số lượng đặt hàng của khách đã được lập đơn hàng, thì số lượng hàng trong kho có đáp ứng được không và để đáp ứng cần làm việc gì. Khi tính toán nhu cầu hàng hóa, phần mềm 1C:Quản lý thương mại tính tới ngày nhận hàng trên đơn đặt hàng nhà cung cấp, ngày giao hàng cho khách hàng trong đơn đặt hàng của khách, số lượng tồn thực trong kho. Mỗi đợt giao hàng sẽ là một mốc để xác định nhu cầu số lượng hàng cần giao.
Từ kết quả tính toán nhu cầu hàng hóa, giúp người quản trị biết được mình cần phải lập tức lập đơn đặt hàng nhà cung cấp hay có thể điều chuyển hàng hóa từ kho khác về (trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều kho bãi).

Phân tích nhu cầu hàng hóa theo kỳ kinh doanh trước đó

Quản trị kho luôn phải tính toán nhu cầu dựa trên cùng kỳ bán hàng của năm trước, quý trước, tháng trước để thực hiện tính toán nhu cầu hàng hóa cần cho kỳ kinh doanh này. Đây sẽ là cách khá hay để quản lý biết được mình cần phải xả kho mặt hàng nào và đặt mua thêm mặt hàng nào nhằm tránh bị thiếu hàng và tránh phải lưu kho hàng hóa làm tốn chi phí kinh doanh.

Xây dựng quy trình kiểm kê định kỳ

Trong quá trình hoạt động kinh doanh khó tránh khỏi sự mất mát, nhầm lẫn về hàng hóa làm cho số lượng hàng tồn thực tế và tồn trên sổ sách có sự chênh lệch với nhau. Để luôn nắm rõ được thực tế hàng đang tồn kho, doanh nghiệp cần xây dựng quy trình kiểm kê định kỳ hàng hóa, công việc kiểm kê không bắt buộc phải kiểm kê toàn bộ mà có thể kiểm kê định kỳ từng nhóm mặt hàng, từng ô chứa mặt hàng.

Quản lý hàng hóa theo vị trí trong kho

Mỗi loại hàng hóa cần được phân loại để chứa vào những khu vực phù hợp trong kho, cách này cũng sẽ giúp thủ kho dễ dàng nắm bắt về vị trí hàng trong kho khi cần xuất kho hay kiểm kho. Quản lý theo vị trí cũng giúp doanh nghiệp tránh được thất thoát hàng hóa do nhầm lẫn hay bị mất cắp hàng hóa.

Phân nhóm hàng hóa

Hàng hóa được phân thành từng nhóm một cách riêng biệt và khoa học, cách chia nhóm sẽ giúp người quản trị dễ dàng tìm kiếm và lập báo cáo, khi thực hiện kiểm kê cũng dễ dàng hơn.

Chi phí hàng tồn kho, ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó dễ làm cho doanh nghiệp bị giam vốn trong kho một cách vô lý, kéo dài và bị mất cơ hội kinh doanh mặt hàng khác nếu vốn lưu động bị ảnh hưởng từ hàng tồn kho. Việc quản trị tối ưu hàng tồn kho là quan trọng và việc ứng dụng giải pháp phần mềm 1C:Quản lý thương mại sẽ giúp cho nhà quản lý giải quyết được việc đó một cách đơn giản mà không tốn nhiều thời gian, tránh nhầm lẫn một cách tối đa.


Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

Yêu cầu đối với phần mềm kế toán cho công ty thiết kế web, bán phần mềm, host, domain?

Doanh nghiệp có thể tốn nhiều tiền để tuyển kế toán chuyên nghiệp hoặc sẽ tốn ít chi phí và thời gian hơn khi sử dụng phần mềm kế toán chuyên nghiệp. Chủ doanh nghiệp không nên tốn quá nhiều thời gian vào các nghiệp vụ kế toán vì họ cần nhiều thời gian hơn để quan tâm đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Và đối với đơn vị chuyên thiết kế web, sản xuất và bán phần mềm, host, domain cũng không ngoại lệ. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem một đơn vị như vậy có những nghiệp vụ kế toán quan trọng nào và cần gì ở một phần mềm kế toán.


Ở các đơn vị sản xuất phần mềm, thiết kế web... ngoài việc ghi nhận phát sinh thu, chi hàng ngày, thì công tác tính giá thành là rất quan trọng. Căn cứ vào hợp đồng dịch vụ thuê thiết kế website, thiết kế phần mềm (phần mềm kế toán, bán hàng, quản lý văn bản...) của các chủ đầu tư: công ty, cửa hàng, xí nghiệp... với công ty thiết kế: xác định được giá trị hợp đồng ký kết, trên cơ sở hợp đồng ký kết, ghi nhận đợn hàng. Sau khi giao sản phẩm cho khách thì ghi nhận doanh thu thu về và xác định giá trị xuất hóa đơn theo thỏa thuận và ký kết với khách hàng. 

Do đặc điểm ngành nghề nên yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm là hoạt động thiết kế website, phần mềm; vì vậy yếu tố tập hợp chi phí để tính giá thành có thể là sản phẩm như phần mềm kế toán, bán hàng...). Trong kỳ, kế toán phải tập hợp lương nhân viên thiết kế , chi phí phục vụ cho công tác thiết kế... để cấu thành nên giá thành thiết kế do đó yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm là nhân công và chi phí sản xuất chung. 

Từ cơ sở tập hợp chi phí và tính giá thành như trên, chúng ta có thể thiết lập được quy trình sản xuất, thiết kế web, phần mềm, host... trên phần mềm kế toán 1C như sau: 

Ban đầu, trong quá trình tập hợp chi phí sẽ phát sinh rất nhiều loại chi phí khác nhau như chi phí tiền lương, chi phí khấu hao, chi phí in ấn, chi phí công tác... Để ghi nhận các loại chi phí này, phần mềm kế toán 1C có một khái niệm là dạng chi phí, kế toán sẽ ghi nhận toàn bộ các dạng chi phí phát sinh chi tiết theo yêu cầu quản lý. Ví dụ, các chi phí văn phòng như in ấn, văn phòng phẩm, chuyển phát nhanh... cần theo dõi riêng từng loại thì có thể đặt mỗi loại là một dạng chi phí, hoặc có nhiều đơn vị chỉ cần theo dõi chung thì chỉ cần đặt một dạng chi phí là chi phí văn phòng... 

Sau đó, kế toán cần xác định đối tượng tập hợp chi phí là gì, có thể là theo từng đơn hàng ví dụ như phần mềm tùy chỉnh riêng cho mỗi đơn vị, hoặc theo từng loại sản phẩm như bộ trọn gói thiết kế chung cho nhiều khách hàng. Tùy vào cách tập hợp chi phí mà giá thành được tính theo các cách khác nhau. 

Trong phần mềm 1C, khái niệm Nhóm sản phẩm có thể hiểu như đối tượng tập hợp chi phí để tính giá thành. Từ đó, đối với công ty có nhiều mảng hoạt động như thiết kế web, sản xuất và bán phần mềm... có thể chia danh mục Nhóm sản phẩm thành các nhóm lớn với mỗi nhóm là một mảng hoạt động. Ví dụ như, có thể chia thành bốn nhóm lớn: Thiết kế web, Phần mềm, Host, Domain. Trong các nhóm lớn này, có thể bao gồm các nhóm nhỏ hơn như nhóm Phần mềm có thể chia thành nhóm Phần mềm tùy chỉnh và Phần mềm trọn gói... 

Sau khi đã xây dựng xong danh mục, ta đi vào ghi nhận chứng từ phát sinh trong kỳ. Đối với đơn vị sản xuất phần mềm, chi phí nhân công và chi phí chung là hai chi phí chính tạo nên giá thành sản phẩm. 

Nhân công: lương cho nhân viên thiết kế. Hàng ngày, sau khi theo dõi chấm công nếu chi tiết được cho từng hợp đồng dịch vụ thuê thiết kế thiết kế website, thiết kế phần mềm (phần mềm kế toán, bán hàng,...) thì ghi nhận chi phí đó là chi phí nhân công trực tiếp. Nếu không theo dõi được chi tiết thì có thể tập hợp lương chung theo từng phòng, bộ phận, sau đó phân bổ theo một tiêu thức nhất định. 

Trong phần mềm kế toán 1C, Chi phí lương cũng được ghi nhận tương đối đầy đủ. Trường hợp kế toán có thể theo dõi chi tiết lương cho từng nhóm sản phẩm (có thể là đơn hàng...), khi đó kế toán ghi nhận chi phí lương phải chỉ ra lương của nhóm sản phẩm nào và dạng chi phí là tiền lương. Ngược lại, nếu chi phí lương ghi nhận chung cho phòng bởi rất có thể nhân sự trong tháng làm rất nhiều sản phẩm khác nhau và không phân tách được chi phí lương là của sản phẩm nào, khi đó, kế toán ghi nhận tiền lương vào chi phí chung và cũng chỉ rõ ra bộ phận cũng như dạng chi phí đi kèm. 

Ngoài chi phí tiền lương, tiền công, để phục vụ công tác thiết kế công ty phải trang bị cho nhân viên vật dụng và đồ dùng phục vụ việc thiết kế : phần mềm chuyên dụng nếu có, máy vi tính, bút, thước kẻ, bàn ghế, giấy và các vật dụng khác phục vụ công việc... những khoản này được đưa vào chi phí trả trước (nếu giá trị lớn) hoặc đưa thẳng vào chi phí chung (nếu giá trị nhỏ). Nếu đưa vào chi phí trả trước, cần thiết lập ngay từ đầu trong phần mềm 1C về tiêu thức phân bổ chi phí như thời gian phân bổ, chi phí phân bổ, số tiền phân bổ... Kế toán có thể sử dụng chứng từ Đưa công cụ dụng cụ vào sử dụng (nếu là công cụ dụng cụ) hoặc Tiếp nhận dịch vụ (nếu là chi phí trả trước). 

Kết thúc quá trình chuyển giao phần mềm. kế toán tiến hành xuất hóa đơn và làm biên bản nghiệm thu và cho khách hàng. Trên phần mềm 1C, tùy vào chính sách khai báo với cơ quan thuế, đơn vị có thể theo dõi và in hóa đơn đầu ra trực tiếp từ phần mềm. 

Một trong những điều tuyệt nhất khi sử dụng phần mềm kế toán là khả năng tạo các bản báo cáo bất kỳ theo ý muốn của doanh nghiệp trong thời gian nhanh nhất. 

Cuối kỳ, một yêu cầu rất quan trọng với đơn vị thiết kế web , sản xuất phần mềm đó là lên được báo cáo tính giá thành sản phẩm (đơn hàng). Với phần mềm kế toán 1C, một số báo cáo tính giá thành có thể xem như Tính giá thành, Giá thành sản phẩm, Sổ chi phí sản xuất kinh doanh... 

Ngoài ra, một báo cáo mà nhà quản trị rất quan tâm đó là sản phẩm bán ra với giá bao nhiêu và chi phí bỏ ra cũng như lợi nhuận như thế nào. Đối với phần mềm 1C, điều này hoàn toàn thực hiện dễ dàng, bạn có thể xem báo cáo bán hàng và có thể tùy chọn muốn xem giá vốn mặt hàng hay không. 

Như vậy, chỉ cần với một sự hiểu biết căn bản về kế toán giá thành, với sự hỗ trợ của phần mềm kế toán 1C, bạn hoàn toàn có thể đảm nhiệm tốt vai trò của một kế toán giá thành trong đơn vị thiết kế web, sản xuất và bán phần mềm, host, domain.