Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Phân biệt 4 trường hợp: Chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại

Đối với những bạn kế toán mới vào nghề hay những bạn sinh viên mới ra trường thường hay bị nhầm lẫn giữa các loại chiết khấu. Dưới đây sẽ là cách để các bạn phân biệt các loại chiết khấu một cách dễ dàng, nhanh chóng. 




Chúc các bạn thành công!

Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

10 điểm khác biệt của dịch vụ cho thuê phần mềm kế toán và quản lý qua Intertnet với đám mây "1C:Fresh"

1C:Fresh là dịch vụ cho thuê phần mềm thuộc hệ thống 1C:DOANH NGHIỆP 8 qua Internet theo mô hình SaaS. Dịch vụ phát triển bởi Hãng 1C (Liên bang Nga). Hãng được thành lập vào năm 1991 và là công ty phần mềm hàng đầu của Nga với dòng sản phẩm chính là hệ thống các chương trình "1C:DOANH NGHIỆP 8", dùng để tự động hóa công tác kế toán và quản lý cho các tổ chức, doanh nghiệp trong các lĩnh vực hoạt động với quy mô và hình thức sở hữu khác nhau. Hệ thống giải pháp 1C được Việt hóa và phát hành tại Việt Nam bởi công ty 1VS từ năm 2006.


Dịch vụ "1C:Fresh" được áp dụng trước hết là cho các công ty nhỏ và vừa mà chỉ cần một vài chỗ làm việc (ví dụ, 2-3 hoặc 10-15). Trong thời điểm hiện tại, dịch vụ này cho cho phép làm việc với các chương trình thuộc hệ thống "1C:DOANH NGHIỆP 8" để tiến hành kế toán doanh nghiệp và kế toán thuế qua Internet. Tất cả các ứng dụng trong chế độ dịch vụ được xây dựng trên nền tảng công nghệ duy nhất là "1C:DOANH NGHIỆP 8" với giao diện đồng nhất và cho phép tùy chỉnh trao đổi dữ liệu với nhau.
Dưới đây là 10 điểm khác biệt của dịch vụ cho thuê phần mềm kế toán và quản lý "1C:Fresh" so với các nhà cung cấp dịch vụ cùng loại khác hiện có tại Việt Nam 
1. Khách hàng tự quản lý dữ liệu  và người dùng mà không bị phụ thuộc vào nhà cung cấp  
Mỗi khách hàng được cấp một thuê bao, và được trao toàn quyển để quản lý thuê bao đó. Người quản lý thuê bao có quyền tạo mới ứng dụng (cơ sở dữ liệu - CSDL) để hạch toán cho từng công ty. Số lượng CSDL phụ thuộc gói dịch vụ mà khách hàng mua. Chủ thuê bao tự mình tạo mới và phân quyền cho những người người sử dụng trong từng CSDL. Công nghệ 1C:Fresh không cho phép nhà cung cấp dịch vụ được truy cập đến các ứng dụng của khách hàng. 
Như vậy, khách hàng có thể tin tưởng rằng, dữ liệu của họ được quản lý bởi chính họ, và ở mức độ nào đó, làm tăng tính bảo mật dữ liệu và cũng là điểm khác biệt đầu tiên so với các giải pháp đám mây cùng loại khác của Việt Nam.

2. Vừa có thể chạy "trên mây", vừa có thể chạy "dưới đất"
Giải pháp được cất giữ trên máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ ("trên mây") và được khách hàng khai thác qua Internet. Tuy nhiên, khi đi công tác, đi nghỉ, bạn vẫn có thể xử lý công việc với phần mềm tạm thời khi không có kết nối Internet. Mặt khác, trong trường hợp cần thiết, khách hàng có thể tự chuyển đổi dữ liệu từ đám mây xuống máy cục bộ để làm việc theo như mô hình truyền thống trước đây (làm việc ở "mặt đất") và ngược lại. Khả năng vừa chạy "trên mây", vừa chạy "dưới đất" làm tăng mức độ cơ động của khách hàng khi làm việc mọi lúc mọi nơi với dịch vụ 1C:Fresh. 
3. Người dùng tự quản lý, chịu trách nhiệm về tài khoản và dữ liệu mà không phụ thuộc vào người quản trị 
Khách hàng với tư cách là chủ thuê bao có thể tạo ra nhiều người sử dụng khác nhau thông qua cổng website 1C:Fresh. Và khi đã được cấp quyền, chỉ người sử dụng mới có thể thay đổi mật khẩu với email đã đăng ký để kết nối với dịch vụ đám mây 1C. Vì vậy trong trường hợp có sự cố về thông tin, dữ liệu từ tài khoản của người sử dụng, thì chỉ có thể do người sử dụng, hoặc sự bất cẩn của mình mà vô tình làm lộ mật khẩu.
4. Dịch vụ bảo trì nhanh hơn, chất lượng hơn với cơ chế Multitenancy 
Đám mây 1C sử dụng cơ chế chia tách dữ liệu Multitenancy. Đây là cơ chế sẵn có trong các hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu lớn (DBMS) và cho phép nhà cung cấp dịch vụ chỉ cần quản lý 01 cơ sở dữ liệu duy nhất để dùng chung các khách hàng của mình. Mỗi khách hàng được cung cấp một vùng dữ liệu và chỉ khách hàng đó mới có thể truy cập vào vùng dữ liệu này.  Như vậy, nhà cung cấp giảm được nhân lực và thời gian để bảo trì dịch vụ trên đám mây, và như vậy, làm tăng chất lượng phục vụ và đảm bảo tính ổn định của dịch vụ cho khách hàng. 
Ví dụ: khi có sự thay đổi quy định về kế toán và thuế, giải pháp cần được cập nhật. Đối với một số giải pháp đám mây khác, nhà cung cấp phải mất nhiều công sức để nâng cấp dữ liệu cho từng khách hàng. Còn đối với công nghệ 1C:Fresh, nhà cung cấp chỉ cần thực hiện cập nhật một lần cho giải pháp chính, còn các CSDL của hàng trăm, hàng nghìn khách hàng sẽ được tự động cập nhật theo phiên bản mới.
5. Làm việc trên các trình duyệt Web thông dụng và ổn định ngay cả với đường truyền Internet chậm 
Một số giải pháp đám mây chỉ cho phép chạy trên một số trình duyệt nhất định, ví dụ như trên MS Internet Explorer. Đám mây 1C:Fresh cho phép các ứng dụng chạy trên tất cả các trình duyệt phổ biến hiện nay như: Firefox, Google Chrome, MS Internet Explorer, Safari.   
Bên cạnh việc chạy ứng dụng trên trình duyệt Web, 1C cho phép triển khai ứng dụng theo một phương án khác, đó là cài đặt chương trình Client vào máy tính của người dùng cuối (Thin-client). Ứng dụng Thin-client và Web-client có giao diện giống hệt nhau. Phương án Thin-client làm tăng tính hiệu quả khai thác giải pháp đám mây, tăng mức độ ổn định, và hơn nữa cho phép khai thác ứng dụng trên đường truyền Internet chậm. 

6. Khách hàng có thể tự sao lưu dữ liệu và tạm ngừng sử dụng dịch vụ đám mây để tiết kiệm chi phí
Ngoài việc sao lưu tự động do nhà cung cấp thực hiện, bạn cũng có thể tự mình sao lưu dữ liệu vào thư mục trên máy tính cục bộ. Trong trường hợp cần phục hồi lại thì người sử dụng có thể tự mình chuyển dữ liệu đã sao lưu lên lại đám mây. Điều này tạo sự chủ động cho chủ thuê bao, khi công việc kế toán không nhiều, để tích kiệm chi phí, bạn có thể dồn công việc vào tháng cuối cùng của quý để hạch toán với phần mềm trên mây. Và lúc đó bạn chỉ cần phải thanh toán cho 01 tháng/quý.
7. Không cần cài thêm bất kỳ một chương trình nào trên máy tính
Người sử dụng không cần cài thêm bất kỳ một chương trình hay cấu phần nào vào máy tính khi bắt đầu sử dụng dịch vụ, chỉ cần có trình duyệt Web và máy tính kết nối với Internet là có thể ngay lập tức sử dụng dịch vụ đám mây 1C:Fresh. 
8. Có khả năng tùy chỉnh theo  yêu cầu khách hàng 
Đám mây 1C cho phép tùy chỉnh riêng theo yêu cầu của từng khác hàng về mẫu in (ví dụ: hóa đơn GTGT, Phiếu xuất kho), hay báo cáo riêng hay công cụ xử lý dữ liệu. Những tùy chỉnh này không làm thay đổi cấu trúc phần mềm. Điều này giúp ứng dụng của khách hàng vẫn được bảo trì theo mô hình cập nhật chung và không bị tăng chi phí bảo trì, mặt khác vẫn đáp ứng được những đặc thù riêng của công ty.
9. Một chi phí có quyền làm kế toán cho nhiều công ty 
Với mỗi khách hàng, 1C:Fresh cho phép chủ thuê bao tự tạo nhiều dữ liệu phần mềm để hạch toán cho các công ty khác nhau mà không phải mất thêm phí. Điều này thật sự có ý nghĩa khi bạn hay công ty của bạn cung cấp dịch vụ kế toán.  
10. Có sẵn khả năng trao đổi dữ liệu linh hoạt với phần mềm khác 
Trong công ty của bạn đang sử dụng nhiều phần mềm quản lý khác nhau. Khi đầu tư thêm, 1C:Fresh đã có sẵn khả năng trao đổi dữ liệu với nhiều phương pháp khác nhau để đảm bảo đồng bộ dữ liệu với giải pháp hiện có của bạn. Có thể trao đổi dữ liệu giữa các giải pháp 1C trên mây, giữa trên mây và ứng dụng khác ở "mặt đất", và với cả Website.
Một số giao diện của "1C:KẾ TOÁN 8" chạy trên mây với các trình duyệt khác nhau:






     


Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

Một số nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào năm 2014

Theo Điều 15 Chương III Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế GTGT quy định về nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Tôi xin chia sẻ 15 nguyên tắc kế toán phải thực hiện khi kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào:



Ảnh minh họa

1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ.

- Trường hợp hàng hóa có hao hụt tự nhiên do tính chất lý hóa trong quá trình vận chuyển, bơm rót như xăng, dầu… thì được kê khai, khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của số lượng hàng hóa thực tế hao hụt tự nhiên không vượt quá định mức hao hụt theo quy định. Số thuế GTGT đầu vào của số lượng hàng hóa hao hụt vượt định mức không được khấu trừ, hoàn thuế.


- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ hình thành tài sản cố định là nhà ăn ca, nhà nghỉ giữa ca, phòng thay quần áo, nhà để xe, nhà vệ sinh, bể nước phục vụ cho người lao động trong khu vực sản xuất, kinh doanh và nhà ở, trạm y tế cho công nhân làm việc trong các khu công nghiệp được khấu trừ toàn bộ. 

2. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra không hạch toán riêng được.


Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT hàng tháng tạm phân bổ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định mua vào được khấu trừ trong tháng, cuối năm cơ sở kinh doanh thực hiện tính phân bổ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của năm để kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào đã tạm phân bổ khấu trừ theo tháng.

3. Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định, máy móc, thiết bị, kể cả thuế GTGT đầu vào của hoạt động đi thuê những tài sản, máy móc, thiết bị này và thuế GTGT đầu vào khác liên quan đến tài sản, máy móc, thiết bị như bảo hành, sửa chữa trong các trường hợp sau đây không được khấu trừ mà tính vào nguyên giá của tài sản cố định hoặc chi phí được trừ theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành:


+ Tài sản cố định chuyên dùng phục vụ sản xuất vũ khí, khí tài phục vụ quốc phòng, an ninh; tài sản cố định, máy móc, thiết bị của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh chứng khoán, cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở đào tạo; tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn.


+ Tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng (giá chưa có thuế GTGT) thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ.

4. Khấu trừ thuế GTGT trong một số trường hợp cụ thể như sau:

- Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh tổ chức sản xuất khép kín, hạch toán tập trung có sử dụng sản phẩm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT qua các khâu để sản xuất ra mặt hàng chịu thuế GTGT thì số thuế GTGT đầu vào tại các khâu được khấu trừ toàn bộ. 

- Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh có dự án đầu tư thực hiện đầu tư theo nhiều giai đoạn, bao gồm cả cơ sở sản xuất, kinh doanh mới thành lập, có phương án sản xuất, kinh doanh tổ chức sản xuất khép kín, hạch toán tập trung và sử dụng sản phẩm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT để sản xuất ra mặt hàng chịu thuế GTGT nhưng trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản có cung cấp hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì số thuế GTGT đầu vào trong giai đoạn đầu tư để hình thành tài sản cố định được khấu trừ toàn bộ. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào không sử dụng cho đầu tư tài sản cố định phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT để kê khai khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh số chịu thuế GTGT so với tổng doanh số hàng hóa, dịch vụ bán ra.

Đối với cơ sở kinh doanh có dự án đầu tư để tiếp tục sản xuất, chế biến và có văn bản cam kết tiếp tục sản xuất sản phẩm chịu thuế GTGT thì được kê khai, khấu trừ thuế GTGT ngay từ giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản. Đối với thuế GTGT đầu vào phát sinh trong giai đoạn đầu tư XDCB, doanh nghiệp đã kê khai, khấu trừ, hoàn thuế nhưng sau đó xác định không đủ điều kiện, khấu trừ, hoàn thuế thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh nộp lại tiền thuế GTGT đã khấu trừ, hoàn thuế. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện điều chỉnh, qua thanh tra, kiểm tra cơ quan thuế phát hiện ra thì cơ quan thuế sẽ thực hiện truy thu, truy hoàn và xử phạt theo quy định. Doanh nghiệp phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã báo cáo, cam kết giải trình với cơ quan thuế liên quan đến việc khấu trừ, hoàn thuế.

Trường hợp cơ sở có bán hàng hóa là sản phẩm nông, lâm, thủy hải sản chưa qua chế biến hoặc mới qua sơ chế thông thường thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT thì số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào được tính khấu trừ theo tỷ lệ (%) doanh số hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh số của hàng hóa, dịch vụ bán ra. 

- Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh có dự án đầu tư, bao gồm cả cơ sở sản xuất, kinh doanh mới thành lập, vừa đầu tư vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT, vừa đầu tư vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì số thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản được tạm khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra theo phương án sản xuất, kinh doanh của cơ sở kinh doanh. Số thuế tạm khấu trừ được điều chỉnh theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra trong ba năm kể từ năm đầu tiên có doanh thu. 

5. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa (kể cả hàng hóa mua ngoài hoặc hàng hóa do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ.

6. Số thuế GTGT đã nộp theo Quyết định ấn định thuế của cơ quan hải quan được khấu trừ toàn bộ, trừ trường hợp cơ quan hải quan xử phạt về gian lận, trốn thuế.

7. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này không được khấu trừ, trừ các trường hợp sau:
a) Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh mua vào để sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại hướng dẫn tại khoản 19 Điều 4 Thông tư này được khấu trừ toàn bộ;
b) Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu khí đến ngày khai thác đầu tiên hoặc ngày sản xuất đầu tiên được khấu trừ toàn bộ.

8. Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho.
Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.

9. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, cơ sở kinh doanh được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tính vào nguyên giá của tài sản cố định, trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

10. Văn phòng Tổng công ty, tập đoàn không trực tiếp hoạt động kinh doanh và các đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc như: Bệnh viện, Trạm xá, Nhà nghỉ điều dưỡng, Viện, Trường đào tạo... không phải là người nộp thuế GTGT thì không được khấu trừ hay hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ mua vào phục vụ cho hoạt động của các đơn vị này.
Trường hợp các đơn vị này có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì phải đăng ký, kê khai nộp thuế GTGT riêng cho các hoạt động này. 

11. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ không kê khai, tính nộp thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư này (trừ khoản 2, khoản 3 Điều 5) được khấu trừ toàn bộ.

12. Cơ sở kinh doanh được kê khai, khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào dưới hình thức ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác mà hóa đơn mang tên tổ chức.

13. Trường hợp cá nhân, tổ chức không kinh doanh có góp vốn bằng tài sản vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần thì chứng từ đối với tài sản góp vốn là biên bản chứng nhận góp vốn, biên bản giao nhận tài sản. Trường hợp tài sản góp vốn là tài sản mới mua, chưa sử dụng, có hóa đơn hợp pháp được hội đồng giao nhận vốn góp chấp nhận thì trị giá vốn góp được xác định theo trị giá ghi trên hóa đơn bao gồm cả thuế GTGT; Bên nhận vốn góp được kê khai khấu trừ thuế GTGT ghi trên hóa đơn mua tài sản của bên góp vốn.

14. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng khi chuyển sang nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào phát sinh kể từ kỳ đầu tiên kê khai, nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế. 

15. Cơ sở kinh doanh không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với trường hợp:

- Hóa đơn GTGT sử dụng không đúng quy định của pháp luật như: hóa đơn GTGT không ghi thuế GTGT (trừ trường hợp đặc thù được dùng hóa đơn GTGT ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT).

- Hóa đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán nên không xác định được người bán.

- Hóa đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua nên không xác định được người mua.

- Hóa đơn, chứng từ nộp thuế GTGT giả, hóa đơn bị tẩy xóa, hóa đơn khống (không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo).

- Hóa đơn ghi giá trị không đúng giá trị thực tế của hàng hóa, dịch vụ mua, bán hoặc trao đổi.

(Sưu tầm, tổng hợp)

XEM THÊM CÁC CHIA SẺ KHÁC:



Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

Đăng ký miễn phí khóa tập huấn quản lý thuế hiệu quả, tránh rủi ro với sự tài trợ của 1VS

Theo con số thống kê, trong 9 tháng năm 2013, cơ quan thế đã thanh tra, kiểm tra tại 35.128 doanh nghiệp; truy thu, phạt, truy hoàn 6.511,2 tỷ đồng tiền thuế; giảm khấu trừ là 913,9 tỷ, giảm lỗ  8.273,7 tỷ. Tổng số thuế truy thu và phạt đã nộp vào ngân sách là 2.987,6 tỷ đồng. Theo Cơ quan thuế Hà Nội và các tỉnh phát hiện hầu hết số Doanh nghiệp được kiểm tra và thanh tra có số thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp tăng thêm so với số tiền mà Doanh nghiệp kê khai. Và nguyên nhân chính là do không nắm vững các quy định mới nhất của quy trình kiểm tra, thanh tra thuế cũng như quyết toán thuế TNDN, thuế GTGT và thuế TNCN, các nguyên tắc về kế toán.

Nhằm hỗ trợ các Giám đốc, Kế toán trưởng hiểu quan điểm của ngành thuế hơn để “nhẹ đầu” và “yên tâm” mỗi khi có đoàn thanh tra thuế đến doanh nghiệp để quyết toán thuế GTGT, TNDN, TNCN, thuế nhà thầu… Công ty 1VS phối hợp cùng Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, Công ty Tư vấn công nghệ và Quản lý sản xuất tổ chức 02 khóa tập huấn “Quản lý thuế hiệu quả, kỹ năng phòng tránh rủi ro khi DN bị thanh tra quyết toán thuế”.

(Ảnh minh họa)

Thông tin khóa học:

Giảng viên: Thạc sỹ, Nghiên cứu sinh Hoàng Quang Trung, chuyên gia tư vấn thuế, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Đào tạo Kế toán Việt Nam.

Học phí khóa học: Miễn phí 100% kinh phí tham gia (50% của NSNN và 50% từ các công ty tài trợ). Ưu tiên doanh nghiệp đăng ký trước.

Chứng nhận: Do Trung tâm hỗ trợ DNNVV phía Bắc - Bộ KHĐT cấp. 

Thời lượng: 04 buổi, mỗi buổi 3,5 tiếng.

Đề cương khóa học tại đây >>> 

Thời gian và địa điểm:

Khóa 1: 

Thời gian: Sáng từ 8h00 đến 11h30, chiều từ 14h00 đến 17h00, ngày thứ bảy + chủ nhật (20/09/2014 và 21/09/2014), tại Trung tâm chính trị huyện Ứng Hòa, huyện Ứng Hòa, Hà Nội.

Khóa 2: 

Thời gian: Sáng từ 8h00 đến 11h30, chiều từ 14h00 đến 17h00, ngày thứ bảy + chủ nhật (27/09/2014 và 28/09/2014 tại Trung tâm văn hóa Gia Lâm.

Cách thức đăng ký tham dự:

Mỗi doanh nghiệp được đăng ký tối đa là 05 người, ưu tiên doanh nghiệp đăng ký trước theo trình tự:

Bước 1: Đăng ký online để giữ chỗ tại đây >>>

Bước 2: Gửi bản đăng ký có dấu đỏ nộp lại cho BTC trước ngày 15/09/2014 đối với khóa 1 và trước ngày 25 tháng 09 đối với khóa 2. Tải về tại đây >>>

Chú ý: Số lượng học viên là giới hạn, ưu tiên doanh nghiệp đăng ký trước.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với thành viên BTC:
Ms. Nguyễn Thu Huyền
Công ty cổ phần Hệ thống 1-V
Phòng 1507, tòa nhà Thành Công, 57 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
(04) 351-485-51 | 0904-728-627 | huyennt@1vs.vn