Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Kinh nghiệm triển khai giải pháp quản lý bán hàng

Kinh doanh phần mềm cũng như kinh doanh các mặt hàng khác luôn tồn tại ba giai đoạn bán hàng rất rõ ràng đó là trước bán hàng, trong bán hàng, sau bán hàng. Đối với phần mềm thì cả giai đoạn trên luôn tồn tại khi khách hàng vẫn còn sử dụng phần mềm và công việc rất quan trọng của bên tư vấn bán hàng, tư vấn triển khai, tư vấn hỗ trợ là lắng nghe yêu cầu và tư vấn. Chỉ có lắng nghe và tư vấn thì mới đem lại kết quả tốt nhất cho khách hàng sử dụng. 
Kinh nghiệm triển khai giải pháp quản lý bán hàng mà theo tôi được thể hiện ở dưới các góc độ như sau: 
Thứ nhất, khảo sát các yêu cầu của khách hàng. Các yêu cầu ở đây được khảo sát từ tổng thể đến chi tiết. Quy trình tổng thể được khảo sát từ trên mục quản trị trở xuống giao với khảo sát yêu cầu lập báo cáo ngược trở về các tham số, danh mục thiết lập ban đầu. Ví dụ như khách hàng muốn lập báo cáo nhập xuất tồn theo tiêu chí nhóm hàng hóa như thế nào, nhóm hàng hóa là các hàng hóa cùng ngành, cũng chủng loại hay cùng nhà cung cấp và ai sẽ là người được xem báo cáo đó. Như vậy người tư vấn triển khai sẽ biết phân quyền như thế nào và cho ai, lập nhóm hàng hóa theo tiêu chí như thế nào thì đáp ứng mong muốn của khách hàng. 
Thứ hai, liệt kê toàn bộ các công việc cần chuẩn bị để khách hàng được biết và tốt nhất là lập một kế hoạch làm việc có thời gian cụ thể. Các công việc cần chuẩn bị gồm tổng hợp danh mục mặt hàng, các mẫu in hóa đơn, báo cáo, mẫu in tem-nhãn hàng hóa, người chịu trách nhiệm, các thiết bị máy quét mã vạch, máy tin bill, máy in mã vạch, khay đựng tiền ... 
Thứ ba, tư vấn phản biện khi khách hàng đưa ra một yêu cầu nào đó, người tư vấn dựa trên hiểu biết, kinh nghiệm của mình mà thấy rằng yêu cầu đưa ra của khách hàng “chỉ là suy nghĩ hiện thời” thì cần có những câu hỏi phản biện để chắc chắn yêu cầu đó là cần thiết và không có tính nhất thời. Ví dụ như khách hàng muốn chiết khấu, tặng quà theo cảm tính cho khách hàng là người thân nhưng lại muốn tất cả phải tự động tính toán trong khi khách hàng là người thân đó lần đầu tiên mua hàng. 
Thứ tư, tư vấn mở rộng chương trình cho khách hàng khi khách hàng mở rộng quy mô kinh doanh. Việc tư vấn mở rộng cũng cần phải đáp ứng được từ phần mềm. Ví dụ như khi khách hàng mở thêm một cửa hàng thì cần xử lý như thế nào trên phần mềm, tất cả các cửa hàng cùng lập danh mục hàng hóa hay chỉ cần một nơi nhập sau đó danh mục sẽ tự động được chuyển đến các cửa hàng giống như 1C:BÁN LẺ 8 đã làm được. 
Thư năm, viết tài liệu quy trình theo quy trình đã hướng dẫn và đang làm việc của khách hàng để lưu lại. Một điều không một ai muốn là có sự thay đổi về nhân sự sẽ có tài liệu để người tiếp nhận mới dễ dàng tiếp cận mà không cần nhiều tới sự tư vấn của nhà cung cấp. 
Thứ sáu, hỗ trợ kịp thời cả ở giai đoạn trước, trong và sau bán hàng. Đặc biệt là ở giai đoạn sau bán hàng vì nếu hỗ trợ không kịp sẽ dẫn tới tình huống khách hàng bị tồn đơn hàng ở ngoài không nhập được vào phần mềm và gây ra cảm giác ức chế đối với khách hàng, lúc này khách hàng suy nghĩ kiểu như “mang tiền đi mua về cục nợ nên rất ức chế”. 
Thứ bẩy, nhà cung cấp cần nhìn thấy được các vấn đề mà phần mềm chưa đáp ứng hoặc còn bị lỗi từ đó đưa ra kế hoạch khắc phục lỗi đó. Việc khắc phục có thể là chỉnh sửa hoặc nâng cấp phần mềm. Đây sẽ là một phần rất quan trọng để khách hàng có thể sử dụng phần mềm lâu dài mà không cần phải thay thế phần mềm từ nhà cung cấp khác. 
Thứ tám, cần phải có sự cam kết từ người quản lý cấp cao của khách hàng  tới các nhân viên nhận triển khai trược tiếp. Một mình nhà cung cấp quyết tâm là chưa đủ vì đặc thù của triển khai phần mềm là nhà cung cấp sẽ tương tác với nhiều người nhận triển khai, mỗi người nhận triển khai có một cảm xúc, cách làm việc, quan điểm khác nhau. Các vấn đề phát sinh khi triển khai là khó tránh khỏi nên việc giải quyết được hay không và giải quyết như thế nào là phụ thuộc rất lớn vào các nhân viên nhận triển khai trực tiếp và cán bộ tư vấn của nhà cung cấp. Tất cả các phát sinh đều có hướng giải quyết, chỉ cần hai bên ngồi lại để đàm phán đưa ra phương án tốt nhất có thể. 
Thứ chín, bên tư vấn cần đưa ra những cảnh báo cần thiết khi bên khách hàng đưa ra một yêu cầu nào đó. Khi có cảnh báo từ ban đầu thì cả hai bên sẽ làm việc rất thoải mái từ ban đầu cho tới khi có thể xảy ra những cảnh báo từ trước đó. Ví dụ, khách hàng sử dụng một ói sản phẩm nhỏ vì giá rẻ nhưng gói sản phẩm này lại không đáp ứng việc tích hợp với phần mềm khác. Ví dụ như gói phần mềm 1C:BÁN LẺ 8 căn bản không có khả năng tích hợp tự động với phần mềm kế toán 1C:KẾ TOÁN 8 nhưng khi khách hàng mua từ ban đầu mà nhà cung cấp không cảnh báo vấn đề trên, khi khách hàng có nhu cầu thì lại đưa ra một câu trả lời không tích hợp tự động được, câu trả lời trong hoàn cảnh đó sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới kế hoạch làm việc của hai bên. 
Thứ mười, nhà cung cấp cần đảm bảo tiến độ và những gì mình hứa từ ban đầu. Nếu có vấn đề phát sinh mà nằm ngoài tầm kiểm soát thì cần phải có thỏa thuận với khách hàng. 
Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi cho rằng rất cần thiết khi triển khai hệ thống phần mềm quản lý không chỉ là phần mềm quản lý bán hàng. Những kinh nghiệm trên được chắt lọc từ những gì tối thầy rõ ràng và tôi đã trải qua. Hy vọng nó giúp ích được cho cả khách hàng và những nhà cung cấp phần mềm.

Hoàng Ánh

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Những yêu cầu đối với phần mềm quản lý bệnh viện


Hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện chia thành các nhóm lớn:

1.  Quản lý bệnh nhân
2. Quản lý dịch vụ bệnh viện
3.  Quản lý dược phẩm
4.  Quản lý cơ cấu tổ chức bệnh viện
5.   Quản lý tài sản bệnh viện
6. Tích hợp các thiết bị chuyên dụng
7.  Các tiện ích
8. Hệ thống báo cáo bệnh viện 

Các tính năng chi tiết: 
1. Quản lý bệnh nhân

- Thông tin định danh của bệnh nhân: họ và tên, ngày tháng năm sinh, cơ quan (áp dụng đối với bệnh nhân khám bảo hiểm), địa chỉ, số điện thoại, số CMT, e-mail, mã số sức khỏe toàn quốc, số liên lạc của người thân (áp dụng khi cấp cứu, phẫu thuật);

- Sổ y bạ: gồm các thông tin định danh và ghi chép các thông tin tình trạng bệnh nhân, ngày khám gần nhất, số lần khám,...;

- Phân nhóm bệnh nhân theo đối tượng: thường, dịch vụ, ngoài giờ, bảo hiểm, trẻ em dưới 6 tuổi, quân nhân (dùng cho bệnh viện quân đội và công an), khám tập thể;

- Thẻ bảo hiểm: số thẻ, ngày cấp, ngày hết hạn;

- Cập nhật và phân biệt danh sách cá nhân do cơ quan BHYT cấp;

- Tài khoản của bệnh nhân: dùng để ghi nhận các khoản tiền tạm ứng, các tình huống đặc biệt như cấp cứu hoặc khám bảo hiểm,... ghi nợ các khoản chưa thanh toán và tổng kết tính toán về các khoản phải thu, phải trả của bệnh nhân. 
2. Quản lý dịch vụ bệnh viện

- Gói khám sức khỏe: gói khám sức khỏe định kỳ cơ quan, gói khám sức khỏe nghề nghiệp;

- Chính sách giá: được xây dựng cho từng nhóm đối tượng như bệnh nhân khám BHYT, khám dịch vụ, khám sức khỏe trọn gói, khám nội trú, khám ngoại trú,...;

- Đăng ký khám chữa bệnh: đăng ký trực tiếp tại bệnh viện hoặc thông qua website, e-mail, điện thoại;

- Thu tiền tạm ứng: ghi nhận các khoản tạm ứng của bệnh nhân khi nhập viện, các khoản tạm ứng có thể được bố sung nhiều lần, nếu tài khoản giảm tới giới hạn cho phép thì cần có tính năng cảnh báo để thông báo cho người nhà bệnh nhân. Trong trường hợp đặc biệt tài khoản có thể bị âm khi bệnh nhân bị cấp cứu;

- Điều chuyển bệnh nhân vào các phòng khám: sau khi tiếp nhận, có thể tùy vào tình hình bệnh nhân đông hay vắng mà theo quy trình điểu chuyển vào các phòng khám. Trong đó, các trường hợp cấp cứu, già yếu, ... theo quy định có thể được phát số ưu tiên khám trước;

- Thu phí, bán phiếu dịch vụ khám trực tiếp: cung cấp các dịch vụ khám theo nhu cầu của bệnh nhân.
- Chẩn đoán: ghi nhận các chẩn đoán của bác sĩ về tình trạng của bệnh nhân các liều thuốc cần dùng trong quá trình điều trị;

- Thu tiền các khoản dịch vụ thuê bệnh viện khác: bệnh viện có thể phải thuê ngoài các dịch vụ chụp chiếu cấp độ cao, xét nghiệm,... Khoản tiền này có thể được xác nhận là khoản tiền thu hộ không tính vào doanh thu của bệnh viện;

- Hoán chuyển đối tượng tính phí: trong trường hợp bệnh nhân chưa trình được thẻ BHYT có thể tạm ghi theo phí dịch vụ nhưng khi bệnh nhân trình được thẻ BHYT thì chuyển về chế độ tính phí BHYT. Chuyển từ dịch vụ BHYT sang dịch vụ thường trong trường hợp yêu cầu khám ngoài giờ;

- Thu phí dịch vụ khám sức khỏe tập thể cho một tổ chức/cơ quan: trong đó đối tượng trả tiền là tổ chức/cơ quan và đối tượng được khám các công nhân viên.
3. Dịch vụ của các đơn thuốc đặc biệt

- Đơn thuốc đông y: ghi danh mục dược liệu, các vị thuốc, mẫu thang thuốc, công thức pha chế thuốc, có thể thêm các loại thuốc đông tây y kết hợp khác.

- Đơn thuốc Răng-Hàm-Mặt: ngoài các thông tin của đơn thuốc thông thường, cần ghi nhận thêm hình ảnh sơ đồ răng, in phiếu Labo phục hình, bệnh án răng-hàm-mặt.

- Đơn thuốc bệnh án tai nạn-thương tích: nhận diện bệnh nhân tai nạn-thương tích bằng mã ICD-10, thống kê tai nạn-thương tích.

- Đơn thuốc phẫu thuật: ghi nhận các loại hình phẫu thuật, lịch mổ, e-kíp mổ, chụp và lưu hình ảnh trong quá trình thực hiện, ghi nhận toàn bộ bệnh án tiền phẫu, bản tường trình phẫu thuật-thủ thuật,... 
4. Quản lý dược phẩm

- Phân nhóm danh mục theo nhiều cấp, nhiều cách khác nhau;

- Danh mục tên thuốc theo chuẩn quốc tế;

- Quản lý hạn sử dụng;

- Quản lý nhập thuốc: từ nhà cung cấp nào, bệnh nhân nào trả thuốc, nhập từ kho thuốc nào,...;

- Quản lý xuất thuốc: theo đơn, bán theo nhu cầu của bệnh nhân,...;

- Sử dụng phương pháp: FiFo hoặc FeFo;

- Quản lý theo kho tổng và kho lẻ: kho tổng được dùng để nhập về và sau đó được điều chuyển đến kho lẻ bán cho bệnh nhân. 
5. Quản lý cơ cấu tổ chức bệnh viện

- Danh mục phòng ban;

- Danh mục cán bộ, bác sĩ;

- Quản lý điều chuyển phòng ban;

- Kỷ luật, khen thưởng.
6. Quản lý tài sản bệnh viện

- Danh mục tài sản;

- Quản lý sử dụng tài sản;

- Tiếp nhận tài sản mua về;

- Bảo dưỡng, sửa chữa, thanh lý tài sản.
7. Tích hợp các thiết bị chuyên dụng

- Tích hợp máy quét mã vạch: để tìm kiếm nhanh thẻ bệnh thân, sổ y bạ;

- Tích hợp máy lấy số thứ tự theo từng phòng khám;

- Tích hợp máy đọc dấu vân tay;

- Tích hợp với máy xét nghiệm;

- Tích hợp các thiết bị chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm, X-quang, CI, MRI, PET,... 
8. Các tiện ích

- Tìm kiếm bệnh nhân theo: số sổ bảo hiểm, mã bệnh nhân, số CMND;

- Phân biệt bệnh nhân cũ và bệnh nhân mới;

- Từ điển chuyên dụng: từ điển thuốc, từ điểm xét nghiệm, từ điển Y khoa-xét nghiệm, từ điển mã bệnh quốc tế, từ điển triệu chứng nội khoa,...;

- Xem nhanh số lượng thuốc còn tồn;

- Xem nhanh giá thuốc cần kê;

- Xem nhanh loại thuốc thay thế: loại thuốc thay thế có thể tìm theo hoạt chất;

- Cảnh báo chống chỉ định: phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em, bệnh nhân suy gan, suy thận,...;

- Xem toàn bộ hồ sơ bệnh nhân mà không phải mở nhiều cửa sổ.

9. Hệ thống báo cáo bệnh viện

- Báo cáo thống kê bệnh nhân khám ngoại trú, nội trú, cận lâm sàng: báo cáo có thể thống kê theo số lượng, số lượt bệnh nhân đến khám, số lượng bệnh nhân đang nằm viện;

- Báo cáo thông kê bệnh nhân cũ, mới;

- Báo cáo thống kê theo khu vực;

- Báo cáo thống kê theo ngành nghề;

- Báo cáo tai nạn-thương tích;

- Các báo cáo theo mẫu của Bộ y tế, Sở y tế, BHYT;

- Các cáo thống kê tài sản.

Hoàng Ánh


Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Có những tiêu chí nào để chọn phần mềm quản lý?



Hiện nay các doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến vấn đề tìm  phần mềm quản lý phù hợp nhằm đơn giản hóa công việc, tiết kiệm thời gian, tiền bạc.Vậy để lựa chọn phần mềm quản lý hiệu quả cần lưu ý những gì? Dưới đây là một số tiêu chí để doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định lựa chọn phần mềm quản lý.

 
STT

  TIÊU CHÍ

 PHẦN MỀM ĐÓNG GÓI

 PHẦN MỀM ĐẶT HÀNG

1

 Mục đích ứng dụng 

 Hướng đến nhiều doanh nghiệp, các nghiệp vụ chuẩn, mang tính chung

Hướng đến nhu cầu cụ thể, thực tế của một doanh nghiệp.

2

 Khả năng ứng dụng 

 Giải quyết được một phần nào đó trong số các nhu cầu

Giải quyết khá triệt để các yêu cầu của doanh nghiệp đặt hàng

3

 Phạm vi ứng dụng 

 Rộng, nhiều ngành...

Hẹp, thường chỉ một doanh nghiệp

4

 Giá cả, chi phí 

 Rẻ hơn, ít hơn

Đắt hơn, nhiều hơn

5

 Sự hỗ trợ... 

 Ít hơn, kém hơn

Nhiều hơn, tốt hơn

6

 Khả năng phát triển 

 Cập nhật theo phiên bản

Có thể thực hiện ngay

Chọn phần mềm đóng gói hay sẽ đặt hàng giải pháp cho một nhà sản xuất phần mềm nào đó? Đây là một trong những vướng mắc thường xuất hiện khi doanh nghiệp đặt ra nhu cầu tin học hóa hay ứng đụng phần mềm phục vụ công tác quản lý, điều hành. Cả hai đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng vì thế sẽ có những tác động khác nhau đối với doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong một lĩnh vực nhỏ, hẹp với qui mô không lớn với các nghiệp vụ, chức năng hoạt động ổn định, theo chuẩn mực: như bán hàng, dịch vụ kho bãi, xuất nhập khẩu. . . vì mức đầu tư cho các phần mềm quản lý có thể không nhiều, nên hướng đến các giải pháp đóng gói. Điều đó sẽ giúp cân đối giữa vấn đề chi phí và hiệu quả khai thác phần mềm. Đối với các doanh nghiệp có quá nhiều điểm riêng biệt trong hoạt động và có thể thay đổi quy trình bất cứ lúc nào thì nên hướng đến việc sử dụng phần mềm đặt hàng theo yêu cầu quản lý cho một nhà cung cấp giải pháp nào đó đồng thời thiết lập một kênh quan hệ với nhà cung cấp giải pháp này.
 

Tuy nhiên, để thích ứng với nhu cầu của thị trường các nhà cung cấp giải pháp ngày nay bên cạnh việc phân ra các sản phẩm đóng gói và các phần mềm sản xuất theo đơn đặt hàng thì họ đã tích cực kết hợp hai phân loại này thành một thể thống nhất và linh động hơn. Nghĩa là họ vừa làm sản phẩm đóng gói, nhưng đồng thời cũng bỏ ra một khoản đầu tư thích ứng để các sản phẩm đóng gói đó sau một số bước chỉnh sửa, cập nhật sẽ trở thành một sản phẩm dưới dạng phần mềm theo đơn đặt hàng. Điều này vừa giúp ích cho nhà sản xuất đồng thời cũng mang lại cho người dùng nhiều tiện ích thuận lợi và dễ dàng hơn trong vấn đề lựa chọn phần mềm. 

Nguyễn Học