Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Trên thị trường có những loại phần mềm quản lý siêu thị nào? Phần mềm nào phù hợp áp dụng dạng chuỗi hơn?

Hiện nay trên thị trường phần mềm nói chung và hệ thống phần mềm quản lý siêu thị nói riêng hết sức đa dạng và phong phú. Từ hệ thống phần mềm được phát triển trong nước, có thể kể đến: Hosco, ATO, Daisy, ITG,… đến hệ thống các thương hiệu phần mềm nổi tiếng của nước ngoài như: SAP. Microsoft,… ngoài ra cũng phải kể đến những giải pháp được việt hóa từ đội ngũ nhân sự trong nước từ các giải pháp mẫu của nước ngoài, có thể kể đến thương hiệu 1C tại thị trường Việt Nam.

Điểm chung của các giải pháp này là hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu đối với một điểm bán lẻ và có các tính năng là khá tương đồng nhau, tất nhiên với mỗi giải pháp của từng nhà cung cấp có những điểm mạnh yếu riêng. Hầu hết các giải pháp có thể phù hợp cho việc ứng dụng quản lý bán hàng theo dạng chuỗi siêu thị, đó là có khả năng tích hợp số liệu giữa các điểm bán lẻ với nhau bằng phương án online hoặc offline (theo tài liệu giới thiệu của các nhà cung cấp – còn chất lượng và phương án như thế nào thì cần phải được kiểm chứng trong thực tế phát sinh). Ở đây chúng ta đang đề cập đến các yêu cầu về nghiệp vụ bán hàng và sự thích hợp về các yêu cầu này trong chuỗi. Tuy nhiên đối với một chuỗi bán hàng thì ngoài các yêu cầu về nghiệp vụ bán hàng chung thì tùy từng lĩnh vực có thể kể đến các lĩnh vực hoạt động sau:

• Hệ thống chuỗi cửa hàng thời trang 
• Hệ thống chuỗi siêu thị điện máy
• Hệ thống chuỗi cửa hàng thuốc 
• Hệ thống chuỗi cửa hàng tạp hóa 
• Hệ thống chuỗi cửa hàng sách
• …

Như vậy, với mỗi lĩnh vực hoạt động đặc thù đòi hỏi hệ thống phần mềm ứng dụng cần có các cơ chế, các bài toán quản lý riêng.

Ví dụ: Đối với ngành hàng thời trang đòi hỏi cần quản lý danh mục về sản phẩm theo từng bộ sưu tập, theo tứng kích cỡ, màu sắc. Đối với ngành hàng điện máy lại cần quản lý theo số serial, bảo hành…Điều này không phải giải pháp nào cũng có thể đáp ứng được.

Một vấn đề khác trong mô hình quản lý theo chuỗi là tính đồng bộ và tích hợp với các giải pháp khác đặc biệt là giải pháp về kế toán tài chính. Việc tích hợp với giải pháp kế toán tài chính để đảm bảo cho doanh nghiệp vận hành đồng bộ và không phải thực hiện nhập lại số liệu lần 2 tránh tình trạng mất nhiều thời gian cho công tác nhập liệu ở bộ phận kế toán và giảm thiểu khả năng sai sót. Với các giải pháp được phát triển trong nước hầu hết các đơn vị phát triển sản phẩm phần mềm bán hàng độc lập với các đơn vị phát triển phần mềm kế toán, do đó khả năng tích hợp giữa các phần mềm là vấn đề phát sinh lớn (mặc dù hiện nay giữa các đơn vị đã có phương án để tích hợp) còn đối với các giải pháp của nước ngoài thì việc sử dụng đồng bộ giải pháp bán hàng và kế toán đòi hỏi chi phí vận hành lớn và khả năng phù hợp về các nghiệp vụ tài chính kế toán lại là một bài toán khác. Trên thị trường hiện tại thì giải pháp của 1C là một trong những đơn vị đáp ứng được yêu cầu này do cùng được xây dựng và phát triển trên cùng một nền tảng và đã được việt hóa hoàn toàn phù hợp với thị trường trong nước.

Ngoài ra, đối với một hệ thống quản lý theo chuỗi cần phải đảm bảo đó chính là khả năng mở rộng của hệ thống. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn giải pháp cho hệ thống chuỗi. Cần thiết các đơn vị khi lựa chọn hệ thống cần làm rõ khả năng mở rộng quy mô khi phát triển trong hệ thống của mình như khả năng chịu tải, khả năng mở rộng khi có số lượng lớn user truy cập, khả năng mở rộng các điểm bán lẻ, khả năng tích hợp của giải pháp và khả năng phát triển của sản phẩm sau này.

Trở lại với chủ đề “Phần mềm nào phù hợp với dạng chuỗi?” để thấy rằng việc lựa chọn một sản phẩm phần mềm phù hợp với nhu cầu quản lý của doanh nghiệp không phải là vấn đề đơn giản. Tùy thuộc vào quy mô mở rộng và mức độ đầu tư tài chính các đơn vị có thể lựa chọn các sản phẩm trong nước, sản phẩm ngoại hay sản phẩm ngoại được Việt hóa trên thị trường.

(Hồ Mạnh Hòa - TP.Kinh doanh, chuyên gia tư vấn, triển khai 1VS)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét