Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Những yêu cầu đối với phần mềm quản lý bệnh viện


Hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện chia thành các nhóm lớn:

1.  Quản lý bệnh nhân
2. Quản lý dịch vụ bệnh viện
3.  Quản lý dược phẩm
4.  Quản lý cơ cấu tổ chức bệnh viện
5.   Quản lý tài sản bệnh viện
6. Tích hợp các thiết bị chuyên dụng
7.  Các tiện ích
8. Hệ thống báo cáo bệnh viện 

Các tính năng chi tiết: 
1. Quản lý bệnh nhân

- Thông tin định danh của bệnh nhân: họ và tên, ngày tháng năm sinh, cơ quan (áp dụng đối với bệnh nhân khám bảo hiểm), địa chỉ, số điện thoại, số CMT, e-mail, mã số sức khỏe toàn quốc, số liên lạc của người thân (áp dụng khi cấp cứu, phẫu thuật);

- Sổ y bạ: gồm các thông tin định danh và ghi chép các thông tin tình trạng bệnh nhân, ngày khám gần nhất, số lần khám,...;

- Phân nhóm bệnh nhân theo đối tượng: thường, dịch vụ, ngoài giờ, bảo hiểm, trẻ em dưới 6 tuổi, quân nhân (dùng cho bệnh viện quân đội và công an), khám tập thể;

- Thẻ bảo hiểm: số thẻ, ngày cấp, ngày hết hạn;

- Cập nhật và phân biệt danh sách cá nhân do cơ quan BHYT cấp;

- Tài khoản của bệnh nhân: dùng để ghi nhận các khoản tiền tạm ứng, các tình huống đặc biệt như cấp cứu hoặc khám bảo hiểm,... ghi nợ các khoản chưa thanh toán và tổng kết tính toán về các khoản phải thu, phải trả của bệnh nhân. 
2. Quản lý dịch vụ bệnh viện

- Gói khám sức khỏe: gói khám sức khỏe định kỳ cơ quan, gói khám sức khỏe nghề nghiệp;

- Chính sách giá: được xây dựng cho từng nhóm đối tượng như bệnh nhân khám BHYT, khám dịch vụ, khám sức khỏe trọn gói, khám nội trú, khám ngoại trú,...;

- Đăng ký khám chữa bệnh: đăng ký trực tiếp tại bệnh viện hoặc thông qua website, e-mail, điện thoại;

- Thu tiền tạm ứng: ghi nhận các khoản tạm ứng của bệnh nhân khi nhập viện, các khoản tạm ứng có thể được bố sung nhiều lần, nếu tài khoản giảm tới giới hạn cho phép thì cần có tính năng cảnh báo để thông báo cho người nhà bệnh nhân. Trong trường hợp đặc biệt tài khoản có thể bị âm khi bệnh nhân bị cấp cứu;

- Điều chuyển bệnh nhân vào các phòng khám: sau khi tiếp nhận, có thể tùy vào tình hình bệnh nhân đông hay vắng mà theo quy trình điểu chuyển vào các phòng khám. Trong đó, các trường hợp cấp cứu, già yếu, ... theo quy định có thể được phát số ưu tiên khám trước;

- Thu phí, bán phiếu dịch vụ khám trực tiếp: cung cấp các dịch vụ khám theo nhu cầu của bệnh nhân.
- Chẩn đoán: ghi nhận các chẩn đoán của bác sĩ về tình trạng của bệnh nhân các liều thuốc cần dùng trong quá trình điều trị;

- Thu tiền các khoản dịch vụ thuê bệnh viện khác: bệnh viện có thể phải thuê ngoài các dịch vụ chụp chiếu cấp độ cao, xét nghiệm,... Khoản tiền này có thể được xác nhận là khoản tiền thu hộ không tính vào doanh thu của bệnh viện;

- Hoán chuyển đối tượng tính phí: trong trường hợp bệnh nhân chưa trình được thẻ BHYT có thể tạm ghi theo phí dịch vụ nhưng khi bệnh nhân trình được thẻ BHYT thì chuyển về chế độ tính phí BHYT. Chuyển từ dịch vụ BHYT sang dịch vụ thường trong trường hợp yêu cầu khám ngoài giờ;

- Thu phí dịch vụ khám sức khỏe tập thể cho một tổ chức/cơ quan: trong đó đối tượng trả tiền là tổ chức/cơ quan và đối tượng được khám các công nhân viên.
3. Dịch vụ của các đơn thuốc đặc biệt

- Đơn thuốc đông y: ghi danh mục dược liệu, các vị thuốc, mẫu thang thuốc, công thức pha chế thuốc, có thể thêm các loại thuốc đông tây y kết hợp khác.

- Đơn thuốc Răng-Hàm-Mặt: ngoài các thông tin của đơn thuốc thông thường, cần ghi nhận thêm hình ảnh sơ đồ răng, in phiếu Labo phục hình, bệnh án răng-hàm-mặt.

- Đơn thuốc bệnh án tai nạn-thương tích: nhận diện bệnh nhân tai nạn-thương tích bằng mã ICD-10, thống kê tai nạn-thương tích.

- Đơn thuốc phẫu thuật: ghi nhận các loại hình phẫu thuật, lịch mổ, e-kíp mổ, chụp và lưu hình ảnh trong quá trình thực hiện, ghi nhận toàn bộ bệnh án tiền phẫu, bản tường trình phẫu thuật-thủ thuật,... 
4. Quản lý dược phẩm

- Phân nhóm danh mục theo nhiều cấp, nhiều cách khác nhau;

- Danh mục tên thuốc theo chuẩn quốc tế;

- Quản lý hạn sử dụng;

- Quản lý nhập thuốc: từ nhà cung cấp nào, bệnh nhân nào trả thuốc, nhập từ kho thuốc nào,...;

- Quản lý xuất thuốc: theo đơn, bán theo nhu cầu của bệnh nhân,...;

- Sử dụng phương pháp: FiFo hoặc FeFo;

- Quản lý theo kho tổng và kho lẻ: kho tổng được dùng để nhập về và sau đó được điều chuyển đến kho lẻ bán cho bệnh nhân. 
5. Quản lý cơ cấu tổ chức bệnh viện

- Danh mục phòng ban;

- Danh mục cán bộ, bác sĩ;

- Quản lý điều chuyển phòng ban;

- Kỷ luật, khen thưởng.
6. Quản lý tài sản bệnh viện

- Danh mục tài sản;

- Quản lý sử dụng tài sản;

- Tiếp nhận tài sản mua về;

- Bảo dưỡng, sửa chữa, thanh lý tài sản.
7. Tích hợp các thiết bị chuyên dụng

- Tích hợp máy quét mã vạch: để tìm kiếm nhanh thẻ bệnh thân, sổ y bạ;

- Tích hợp máy lấy số thứ tự theo từng phòng khám;

- Tích hợp máy đọc dấu vân tay;

- Tích hợp với máy xét nghiệm;

- Tích hợp các thiết bị chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm, X-quang, CI, MRI, PET,... 
8. Các tiện ích

- Tìm kiếm bệnh nhân theo: số sổ bảo hiểm, mã bệnh nhân, số CMND;

- Phân biệt bệnh nhân cũ và bệnh nhân mới;

- Từ điển chuyên dụng: từ điển thuốc, từ điểm xét nghiệm, từ điển Y khoa-xét nghiệm, từ điển mã bệnh quốc tế, từ điển triệu chứng nội khoa,...;

- Xem nhanh số lượng thuốc còn tồn;

- Xem nhanh giá thuốc cần kê;

- Xem nhanh loại thuốc thay thế: loại thuốc thay thế có thể tìm theo hoạt chất;

- Cảnh báo chống chỉ định: phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em, bệnh nhân suy gan, suy thận,...;

- Xem toàn bộ hồ sơ bệnh nhân mà không phải mở nhiều cửa sổ.

9. Hệ thống báo cáo bệnh viện

- Báo cáo thống kê bệnh nhân khám ngoại trú, nội trú, cận lâm sàng: báo cáo có thể thống kê theo số lượng, số lượt bệnh nhân đến khám, số lượng bệnh nhân đang nằm viện;

- Báo cáo thông kê bệnh nhân cũ, mới;

- Báo cáo thống kê theo khu vực;

- Báo cáo thống kê theo ngành nghề;

- Báo cáo tai nạn-thương tích;

- Các báo cáo theo mẫu của Bộ y tế, Sở y tế, BHYT;

- Các cáo thống kê tài sản.

Hoàng Ánh


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét