Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Yêu cầu đối với phần mềm quản lý cửa hàng cầm đồ?

Trước khi đi vào tìm hiểu những yêu cầu phần mềm quản lý về cửa hàng cầm đồ, chúng ta thử xem các vấn đề liên quan đến hoạt động cầm đồ.


Xem chi tiết chương trình tại đây


(Chương trình với sự tham gia của ông Nguyễn Văn Chỉnh - Hội viên hội tư vấn thuế Việt Nam (VTCA), Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty cổ phần Đào tạo và Đại lý thuế APEC. Ông đã có kinh nghiệm gần 15 năm trong các lĩnh vực kiểm toán, tư vấn kế toán và thuế với chứng chỉ kiểm toán nội bộ (CIA).       
                                         
Tiệm cầm đồ hay cửa hiệu cầm đồ là loại hình kinh doanh dịch vụ cho vay vốn thông qua việc cung cấp các khoản vay bảo đảm cho khách hàng trên cơ sở cầm cố, theo đó khách hàng sẽ nhận được một khoản tiền vay, bù lại họ phải cầm cược lại các tài sản của họ được được sử dụng làm tài sản cầm cố hoặc sử dụng các loại giấy tờ có giá để thế chấp. Những loại hình cửa hàng này thường do một cá nhân (ông/bà chủ tiệm) đứng ra tổ chức. 

Lãi suất khi cầm đồ thường do các bên thỏa thuận nhưng thông thường là do tiệm cầm đồ ấn định vì thông thường những người cầm đồ thường khó khăn về kinh tế (như thiếu tiền, cần vay nóng) hoặc mong muốn tiêu thụ tài sản (thường là tài sản phi pháp) và lãi suất thường cao hơn lãi suất của ngân hàng ấn định, thậm chí là lãi suất cắt cổ theo kiểu lãi xuất chợ đen . Sau thời hạn ấn định sẵn mà khách hàng không đến chuộc đồ thì xem như đồ cầm cố thuộc về chủ tiệm. 

Ảnh minh họa

Đối tượng cầm đồ: ngoài những tài sản cá nhân phong phú, đa dạng, các tiệp cầm đồ sẵn sàng nhận thế chấp các giấy tờ nhà, bên cạnh đó các tiệm cầm đồ còn có rất nhiều là đồ kí gửi của giới sinh viên, từ đồ dùng của sinh viên như điện thoại, máy vi tính, máy nghe nhạc, xe máy… đến chứng minh nhân dân, thẻ sinh viên, bằng tốt nghiệp đại học...

Một số yêu cầu của cửa hàng cầm đồ 
  • Nắm được số lượng khách hàng đang có, số lượng và món đồ khách hàng cầm, giá trị cầm.
  • Theo dõi được quá trình hoạt động của tiệm mình cho dù bạn ở bất cứ nơi đâu miễn là bạn có một máy tính nối internet.
  • Theo dõi được quá trình cầm đồ của khách hàng và quy trình đóng lãi xuất của khách hàng.
  • Nắm được tổng số món hàng bạn đang cầm, tổng giá trị cầm.
  • In biên lai cầm đồ theo mã cầm đồ, giúp quản lý nhanh chóng, không phải tốn nhiều công sức ghi chép và tìm kiếm
  • Nắm được số lượng hàng mà khách hàng đã bỏ, quản lý giá của món hàng đó để bán lại.
  • Quản lý được thời gian cầm đồ của một lượng khách cầm.
  • Hoạt động thu chi của cửa hàng 
Với nhưng yêu cầu quản lý khắt khe như vậy thì đòi hỏi một phần mềm phải linh động, cho phép quản lý chi tiết đầy đủ các tính năng từ việc khai báo thông tin đến đưa ra các báo cáo thống kê.

1. Quản lý khách hàng
  • Quản lý thông tin khách hàng như họ tên, địa chỉ, số CMND, điện thoại.
  • Quản lý thông tin giao dịch các lần giao dịch của từng khách hàng: 
    • Mặt hàng cầm đồ. 
    • Khung lãi suất cần đồ. 
    • Thời gian cầm.
    • Ngày bắt đầu.
2. Quản lý các mặt hàng cầm đồ
  • Quản lý các khung lãi suất cầm đồ: đa dạng và phong phú: theo ngày, tuần, tháng, quý năm, % ngày, % tuần, % tháng... 
3. Tạo biên nhận cầm đồ, trả đồ
  • Tạo biên nhận cầm đồ và in theo mẫu.
  • Tạo hợp đồng cầm xe máy theo mẫu. 
  • Hỗ trợ nhiều hình thức tính lãi suất như theo ngày, theo tuần, theo tháng, theo khung lãi suất. 
  • Hỗ trợ tính thử tiền lãi lúc tạo biên nhận cầm đồ. 
  • Quy đổi ngoại tệ (nếu cần). 
  • Quản lý các biên nhận được tạo, các biên nhận được thanh lý trong ngày. 
  • Giảm tiền lãi khi khách hàng trả đồ. 
  • Quản lý định nghĩa lãi cho từng sản phẩm, định nghĩa số ngày có thể cầm cho từng mặt hàng. 
4. Quản lý mua bán đổ từ bên ngoài
  • Mua bán các loại mặt hàng ( điện thoại, xe máy, vàng...).
  • Báo cáo doanh thu bán đồ.
  • Thông báo lỗ, lãi khi bán lại.
5. Quản lý tiền trả dần, tiền lãi, tiền vay thêm
6. Thanh lý đồ
  • Nhập thông tin thanh lý đồ. 
  • Tự động thông báo lời, lỗ bao nhiêu khi thanh lý. 
7. Quản lý tiền mặt
  • Quản lý tổng hợp tiền mặt vào, ra trong ngày. 
  • Đã chi cho việc cầm đồ bao nhiêu.
  • Đã thu được bao nhiêu tiền lãi khi trả đồ. 
  • Đã thu được bao nhiêu tiền gốc khi trả đồ. 
  • Đã thu được bao nhiêu tiền khi thanh lý đồ. 
  • Đã lỗ bao nhiêu khi thanh lý đồ quá hạn. 
8. Quản lý in ấn giấy biên nhận
  • Cầm đồ, Thanh lý (bán hàng), mua hàng theo quy định hiện hành.
9. Báo cáo
  • Quản lý hệ thống báo cáo chính xác nhanh, báo cáo theo thời gian tùy ý của người dùng: ngày, tuần, tháng, năm... 
  • Tự động báo cáo các biên nhận cầm đồ đã tới hạn trả, quá hạn trả.
  • Báo cáo công nợ thanh lý đồ. 
  • Báo cáo doanh thu thanh lý đồ (lời bao nhiêu, lỗ bao nhiêu) theo ngày tháng, quý, năm, theo chủng loại hàng hóa( xe máy, điện thoại, giấy tờ, vàng...). 
  • Báo cáo doanh thu cầm đồ theo ngày, theo tháng, theo quý, theo năm. 
  • Báo cáo doanh thu cầm đồ theo mặt hàng (xe máy, điện thoại, giấy tờ...). 
  • Báo cáo công nợ. 
  • Báo cáo chi phí mua đồ bên ngoài theo ngày, tháng, quý, năm. 
  • Báo cáo doanh thu bán đồ theo ngày, tháng, năm. 
  • Báo cáo nhanh trong ngày (các biên nhận được tạo trong ngày, các biên nhận đã trả đồ trong ngày, các biên nhận đã chuyển qua chờ thanh lý trong ngày, các biên nhận đã thanh lý trong ngày).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét