Khi quyết định sử dụng
một phần mềm quản lý bán hàng, các doanh nghiệp thường đứng trước nhiều sự lựa
chọn. Bên cạnh những sự lựa chọn như sẽ sử dụng phần mềm của nhà cung cấp giải
pháp nào? Mức giá phần mềm nào thì phù hợp?... Còn có một sự lựa chọn rất
đáng quan tâm đó là nên mua một phần mềm đóng gói hay là đặt hàng giải pháp
theo yêu cầu của mình và gửi đến một công ty nào đó. Phần mềm đóng gói cũng có
những cái hay, cái không hay mà phần mềm đặt hàng theo yêu cầu cũng thế. Vì sự
lựa chọn này sẽ có những tác động rất lớn trong quá trình khai thác và sử dụng
về sau nên doanh nghiệp cần thiết phải có những nguồn thông tin tham khảo. Tuy
nhiên, hiểu rõ được những vấn đề trên nhưng không hoàn toàn tránh được những
sai lầm khi lựa chọn phần mềm quản lý.
Thế nào là phần mềm
đóng gói?
Phần mềm đóng gói là
một loại phần mềm được các nhà sản xuất đầu tư nghiên cứu, tổng hợp từ những
lần khảo sát nhu cầu thực tế các nghiệp vụ hoặc một số lĩnh vực nào đó của
doanh nghiệp. Từ những thông tin khảo sát thu thập các dữ liệu đồng thời kết
hợp với những chuẩn mực, nghiệp vụ đặc trưng của doanh nghiệp, nhà sản xuất sẽ
tập hợp thành những điểm chung và xây dựng nên một mô hình tổng thể, thống nhất
khả dĩ thích ứng với các doanh nghiệp ở một mức độ nào đó.
Phần mềm đóng gói có
thể được phân ra thành hai nhóm chính: Nhóm phần mềm thích ứng, sử dụng được ở
tất cả các ngành nghề và nhóm phần mềm chuyên dụng cho những ngành nghề riêng.
Đối với nhóm thứ nhất, các phần mềm đóng gói thường chỉ đáp ứng một phần nhỏ
trong toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp ví dụ: các phần mềm đóng gói như
phần mềm bán hàng, quản lý nhân sự, quản lý công nợ... Đối với nhóm thứ hai,
các phần mềm có phạm vi ứng dụng lớn hơn trong một doanh nghiệp hoạt động trong
nhóm ngành nghề đó. Ví dụ: các phần mềm đóng gói phục vụ quản lý cho ngành thời
trang, ngành sách báo... Phần mềm đóng gói cũng giống như các sản phẩm tiêu
dùng khác, nghĩa là khi doanh nghiệp mua về sẽ mang vào sử dụng mà ít được
quyền yêu cầu chỉnh sửa những gì đã có và chỉ sử dụng những tiện ích đang có mà
thôi.
Một số đặc điểm của
phần mềm đóng gói:
- Hướng đến những
nghiệp vụ chức năng mang tính tổng quát, chung của các doanh nghiệp
- Giải quyết những vấn
đề mang tính chung đó, khó đi sâu và bao quát hết tất cả những đặc điểm của đa
số doanh nghiệp.
- Có thể áp dụng
được nhiều nơi, rộng khắp cho nhiều ngành, nhiều Công ty.
- Thời gian
triển khai ít, dễ cài đặt, sử dụng, với một hệ thống công cụ giúp đỡ và không
phức tạp lắm về mặt chức năng.
Phần mềm đặt hàng theo
yêu cầu
Số lượng doanh nghiệp
đặt hàng phần mềm theo những yêu cầu riêng, xuất phát từ thực tế hoạt động sản
xuất kinh doanh rất lớn. Có một thực tế là đa số phần mềm đóng gói chỉ giải
quyết được một phần nào đó trong hàng loạt yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, việc đặt hàng phần mềm cho một nhà cung cấp giải pháp, doanh
nghiệp sẽ nhận được những hỗ trợ khá chu đáo trong quá trình triển khai ứng
dụng và công tác bảo trì, nâng cấp phần mềm...
Phần mềm đặt hàng theo
yêu cầu sẽ được các nhà cung cấp thiết kế, xây dựng thích ứng những đặc điểm,
quy trình hoạt động mà doanh nghiệp đang áp dụng. Điều này sẽ giúp cho doanh
nghiệp dễ tiếp cận với các tiện ích của phần mềm. Quy trình sản xuất, kinh
doanh không bị xáo trộn nhiều. Vì những lợi ích mang tính thiết thực và gần gũi
như thế nên các nhà cung cấp giải pháp thường tính giá khá cao, thêm vào đó là
các chi phí về triển khai, nâng cấp ứng dụng trong tương lai và thường thì,
doanh nghiệp có thế phải đặt mối liên hệ lâu dài với nhà cung cấp phần
mềm...
Phần mềm đặt hàng cũng có nhiều hình thức. Có loại chỉ đáp ứng và chuyên sâu cho một lĩnh vực hoạt động nào đó, có loại thì bao quát và hỗ trợ tổng thể toàn bộ qui trình quản lý và các công đoạn sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
Một số đặc điểm của
phần mềm theo đơn đặt hàng:
- Đa phần chỉ hướng
đến và đáp ứng những nhu cầu đang có của khách hàng.
- Giải quyết
triệt để những yêu cầu đó.
- Thường chỉ đáp
ứng riêng cho đơn vị đặt hàng, còn rất khó đáp ứng cho các doanh nghiệp
khác.
Nên chọn loại nào?
Chọn phần mềm đóng gói
hay sẽ đặt hàng giải pháp cho một nhà sản xuất phần mềm nào đó? Đây là một
trong những vướng mắc thường xuất hiện khi doanh nghiệp đặt ra nhu cầu tin học
hóa hay ứng đụng phần mềm phục vụ công tác quản lý, điều hành. Cả hai đều có
những điểm mạnh, điểm yếu riêng vì thế sẽ có những tác động khác nhau đối với
doanh nghiệp.
Đối với các doanh
nghiệp hoạt động trong một lĩnh vực nhỏ, hẹp với qui mô không lớn với các
nghiệp vụ, chức năng hoạt động ổn định, theo chuẩn mực: như bán hàng, nhập
hàng, xuất nhập kho thông thường... vì mức đầu tư cho các phần mềm quản lý có
thể không nhiều, nên hướng đến các giải pháp đóng gói. Điều đó sẽ giúp cân đối
giữa vấn đề chi phí và hiệu quả khai thác phần mềm. Đối với các doanh nghiệp có
quá nhiều điểm riêng biệt trong hoạt động và có thể thay đổi quy trình bất cứ
lúc nào thì nên hướng đến việc sử dụng phần mền đặt hàng theo yêu cầu quản lý
cho một nhà cung cấp giải pháp nào đó đồng thời thiết lập một kênh quan hệ với
nhà cung cấp giải pháp này.
Vậy, đâu là sai lầm
khi lựa chọn phần mềm quản lý bán hàng?
Thứ nhất, do những khó khăn về tài chính mà quá
quan tâm đến giá cả. Khi lựa chọn thường thiên về các phần mềm có giá cả rẻ hơn
mà không quan tâm nhiều đến những rủi ro có thể gặp phải.
Thứ hai, chỉ nhìn thấy những tiện ích phù hợp của phần
mềm trước mắt, ví dụ: dễ sử dụng, đơn giản, áp
dụng nhanh…mà không tính đến
những thay đổi trong tương lai về quy mô sử dụng, thay đổi trong quy trình quản
lý về sau, liệu phần mềm rất phù hợp với hiện tại nhưng có còn phù hợp khi có
những thay đổi trong tương lai.
Thứ ba, khi lựa chọn nhà cung cấp phần mềm quá quan
tâm đến thị phần của nhà cung cấp đó và uy tín của họ trên thị trường, dựa vào
đó để yên tâm về mức độ tin cậy, tính phù hợp của giải pháp. Ví dụ, một nhà
cung cấp A có thị phần đến 60% về cung cấp phần mềm quản lý bán hàng đóng gói,
chuyên áp dụng cho các cửa hàng, siêu thị đơn lẻ…một nhà cung cấp B chỉ có thị
phần khoảng 5% nhưng họ chuyên cung cấp giải pháp quản lý cửa hàng theo chuỗi,
chuỗi siêu thị…Nếu bạn có một các cửa hàng khắp cả nước bạn sẽ chọn nhà cung
cấp nào?
Những sai lầm trên có
thể được khắc phục nếu doanh nghiệp sử dụng giải pháp 1C:BÁN LẺ 8 của công ty
cổ phần Hệ thống 1-V, với khả năng tùy chỉnh theo yêu cầu, khả năng phù hợp với
mọi thay đổi về quy mô và cách quản lý, phù hợp với hầu hết tất cả các ngành
hàng: thời trang, mỹ phẩm, hàng tạp hóa, điện máy…Ngoài ra, phần mềm 1C:BÁN LẺ8 rất phù hợp với việc áp dụng cho chuỗi cửa hàng, chuỗi siêu thị, đại siêu
thị…và đã áp dụng thành công hàng ngàn doanh nghiệp ở Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét