Thị trường ngày càng
cạnh tranh khốc liệt bắt buộc những người bán hàng cần phải luôn nghĩ ra những
chiêu độc đáo để tạo ra sự hứng thú hay đem lại lợi ích nhiều hơn cho khách
hàng khi mua sắm hàng hóa tại cửa hàng của mình. Một trong những chiêu độc đáo
đó là đóng bộ mặt hàng để khách hàng mua một bộ sản phẩm với giá rẻ hơn so với
mua lẻ từng chiếc mà lại sở hữu nhiều mặt hàng hơn hay ngược lại một số cửa
hàng lại tách một bộ sản phẩm nào đó ra để những khách hàng có nhu cầu thấp
cũng có thể sở hữu được mặt hàng. Với những cách đống bộ, tách bộ như vậy người
bán hàng đã tạo ra sự lựa chọn phong phú cho khách hàng.
Trường hợp ở trên chỉ
là một tình huống của việc đóng bộ, tách bộ mặt hàng. Việc đóng bộ, tách bộ mặt
hàng không chỉ được sử dụng đối với các đơn vị kinh doanh như trên mà còn phụ
thuộc vào nhu cầu ở một thời điểm nào đó của thị trường như vào các dịp lễ Tết,
ngày rằm tháng 8 hay các kỳ lễ khác, người dùng thường mong muốn có một giỏ quà
để tặng gia đình, bạn bè người thân. Giỏ quà thường được trang trí đẹp với các
món hàng độc đáo cho ngày lễ. Tại thời điểm này sẽ hình thành nhu cầu đóng bộ
sản phẩm và thường phát sinh ở những cửa hàng tạp hóa, quà lưu niệm.
Cũng phát sinh việc
đóng bộ sản phẩm tại các nhà hàng khi khách hàng có nhu cầu chế biến một món
nào đó và nhiệm vụ của người bán hàng là đáp ứng nhanh nhu cầu cho khách hàng.
Các nghiệp vụ ở nhà hàng thường diễn ra thường xuyên, theo nhiều công thức chế
biến khác nhau và phát sinh theo nhu cầu bất ngờ của khách hàng. Tuy nhiên, dựa
vào kinh nghiệm chủ cửa hàng cũng có thể biết món nào với công thức nào thì
khách hàng thường có nhu cầu.
Với những trường hợp
được mô tả như trên, chúng ta cần phải xây dựng một phần mềm bán hàng có chức
năng đóng bộ, tách bộ sản phẩm xử lý theo nhiều tình huống khác nhau, tất cả
đều cần phải đáp ứng thật tốt các nghiệp vụ phát sinh thông qua những câu hỏi
dưới đây.
Phát sinh khi nào?
Phần mềm cần phải có chức năng đáp ứng đóng bộ sản phẩm trước khi cửa hàng có
kế hoạch bán hàng như các cửa hàng quà lưu niệm, cửa hàng tạp hóa sẽ thực hiện
đóng bộ sản phẩm trước ở mức độ nào đó để bán cho khách hàng. Tuy nhiên, cũng
sẽ có những trường hợp đóng bộ ngay tại thời điểm bán hàng tức là việc đóng bộ
không được chuẩn bị trước mà dựa trên nhu cầu của mình khách hàng yêu cầu cửa
hàng đóng bộ cho mình một gói sản phẩm quà tặng nào đó. Cho dù đóng bộ trước
hay đóng bộ tài thời điểm bán hàng thì phần mềm cũng phải đáp ứng trừ tồn kho
của các vật liệu và ghi tăng kho cho thành phẩm tương ứng khi đóng bộ sản
phẩm.
Đóng bộ theo nhiều
định mức? Tức là phần mềm cần có chức năng đóng bộ theo nhiều bảng định mức
được thiết lập trước, khi thực hiện đóng bộ tùy thực tế nhu cầu của khách hàng
mà người bán hàng sẽ đóng bộ theo bảng định mức phù hợp. Ví dụ, người bán hàng
thiết lập các bảng định mức cho gói quà trị giá 150.000 VND, 200.000 VND,
500.000 VND như vậy khách hàng có nhu cầu mua theo mức giá nào thì phần mềm cần
đóng bộ sản phẩm theo đúng mức giá đó bán cho khách hàng. Trong phần mềm bánhàng 1C:BÁN LẺ 8 chỉ cần sử dụng chức năng đặc tính, mỗi đặc tính được lập một
bảng kê chi tiết là hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu trên.
Ví dụ về đóng bộ theo
nhiều định mức thường phát sinh đối với doanh nghiệp kinh doanh máy tính lắp
ráp, thiết bị điện tử theo đố mỗi máy tính ở mức giá khác nhau sẽ có một bộ cấu
hình khác nhau, ... và cũng giống như vậy trong các cửa hàng, tùy vào nhu cầu của
khách hàng mà mỗi món ăn được chế biến với công thức khác nhau, có món được chế
biến theo yêu cầu đặc thù của khách hàng.
Hình ảnh mô tả chi tiết về một mã máy tính có
hai bảng cấu hình chi tiết để đóng bộ máy tính bàn
Một gói sản phẩm gồm
bao nhiêu mặt hàng? Số lượng mặt hàng không giới hạn và số lượng của từng mặt
hàng trong bộ sản phẩm được lập theo cách mà người bán hàng mong muốn, không có
tiêu chí giới hạn hay định trước nào. Trong phần mềm bán hàng 1C:BÁN LẺ 8, các
thành phần đóng bộ sản phẩm có thể khác nhau hoặc có thể giống nhau, ở đó người
bán hàng sẽ dựa trên kinh nghiệm của mình để xác định tỷ lệ giá trị của từng
mặt hàng cấu thành nên bộ sản phẩm đó.
Có trường hợp nào khác
để đáp ứng khi cửa hàng mua thùng về bán lẻ không? Tình huống này trong phầnmềm bán hàng 1C:BÁN LẺ 8 được xác định là đóng gói sản phẩm như một thùng bia
sẽ gồm 24 chai bia hay một thùng mì tôm sẽ gồm 24 gói. Người bán hàng có thể
mua theo thùng và mang về bán theo đơn vị gói sản phẩm. Khi mua thùng về bán
theo đơn vị chai cũng là một cách tách bộ sản phẩm, tạo ra nhiều sự lựa chọn
cho khách hàng mua lẻ.
Còn có thể đóng bộ sản
phẩm theo cách nào? Một phần mềm ngoài việc đóng bộ trong các trường hợp như
trên, thì cũng cần tính đến các khả năng đóng bộ khác để thuận tiện hơn cho
người sử dụng. Khả năng đóng bộ khác ở đây, cũng có thể là sử dụng chương trình
marketing, giảm giá để xử lý các trường hợp được coi như đóng bộ sản phẩm. Ví
dụ như, một mặt hàng khi bán lẻ dưới 5 chiếc thì được bán với giá bán lẻ thông
thường, khi khách hàng mua trên 5 chiếc được giảm giá 2% so với giá bán lẻ
thông thường, mua trên 10 chiếc được giảm giá 5% so với giá bán lẻ, mua trên 20
chiếc được giảm giá 20% so với giá bán lẻ thông thường. Đó cũng là một trong
những cách đóng bộ sản phẩm để kích thích nhu cầu tiêu dùng của khách
hàng.
Ứng dụng trong chương
trình bán hàng 1C:BÁN LẺ 8, người quản lý chỉ cần thiết lập chương trình giảm
giá theo phần trăm dựa trên một giá bán lẻ chung của cửa hàng, chương trình
giảm giá được thiết lập theo dạng thay thế, tức khi khách hàng mua với số lượng
trong khoảng từ 5 đến 10 chiếc chương trình sẽ tự động giảm giá 2%, từ 10 đến
20 chiếc giảm giá 5%, trên 20 chiếc giảm giá 20%. Rất thuận tiện cho nhân viên
thu ngân thực hiện nhanh chóng một thao tác bán hàng.
Với những chức năng đóng bộ, tách bộ đa dạng, phần mềm bánhàng 1C:BÁN LẺ 8 hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu giúp người quản lý hoàn toàn có
thể ứng dụng một cách linh động đáp ứng nhu cầu quản lý đóng bộ, tách bộ hàng
hóa của mình trong khi điều hành cửa hàng. Phần mềm 1C:BÁN LẺ 8 luôn được phát
triển thêm tính năng mới và các chức năng đóng bộ, tách bộ cũng tương ứng được
bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý của các cửa hàng, các mặt hàng được bán
trên thị trường.
Hoàng Ánh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét