Việc doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu kinh tế, tối đa hóa lợi nhuận là không hề dễ dàng, đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế suy thoái như hiện nay. Một trong những yếu tố để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó chính là việc áp dụng các phần mềm quản lý doanh nghiệp, nhằm mục đích hỗ trợ để lãnh đạo đưa ra các quyết sách chính xác và kịp thời, và việc áp dụng với phần mềm với chi phí như thế nào cũng là các yếu tố luôn được lãnh đạo các doanh nghiệp lưu tâm.
Trong những năm gần đây, ngành bán lẻ Việt Nam đã có những bước phát triển ấn tượng đạt mức tăng trưởng trung bình 20%/ năm. Thị trường thực sự sôi động với sự tham gia của các đại gia bán lẻ nước ngoài và sự vào cuộc của các nhà đầu tư trong nước. Các đơn vị bán lẻ nước ngoài, các siêu thị và chuỗi cửa hàng đã tiến hành lắp đặt và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), bao gồm hệ thống Front-office và Back-office. Trong khi đó, phần lớn khu vực bán lẻ truyền thống (cửa hiệu, Shop… trên khắp các con phố, tỉnh thành) hiện vẫn đang im ắng với việc ứng dụng CNTT vào công việc của mình.
Nguyên nhân cho tình trạng này thì nhiều, song tập trung vào 2 vấn đề chính đó là sự nghi ngờ về hiệu quả ứng dụng CNTT và sự dè sẻn trong chi tiêu vào CNTT của các cửa hàng bán lẻ truyền thống. Đa số các cửa hàng nhỏ, tiệm tạp hóa cho rằng họ không cần thiết phải ứng dụng phần mềm hay phần cứng vào hoạt động bán hàng của cửa hàng mình, CNTT không giúp ích gì cho họ. Số khác lại băn khoăn về chi phí đầu tư, với quy mô một cửa hàng nhỏ, không dễ gì các chủ cửa hàng có thể quyết định bỏ ra một số tiền lớn cho hệ thống áp dụng tại cửa hàng mình.
Phần mềm quản lý bán hàng 1C:BÁN LẺ 8 ngoài khả năng sử dụng trên hệ điều hành Windows và với các hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu khác nhau: Microsoft SQL Server, IBM DB2, Oracle Database, phần mềm giúp tiết kiệm chi phí với khả năng thích ứng với các hệ thống mã nguồn mở miễn phí như hệ điều hành Linux, hệ quản trị CSDL PostgreSQL.
Hệ thống 1C cho phép triển khai tùy theo quy mô của cửa hàng, doanh nghiệp:
1. Dưới dạng File server: đối với các cửa hàng nhỏ khoảng 5 máy bán hàng, tại máy bán hàng (thu ngân) có thể triển khai hệ thống 1C trên hệ điều hành mã nguồn mở Linux, thay vì trên Windows.
Phương án File-server
2. Dưới dạng Client-server: Trong trường hợp có hàng chục tới hàng trăm người sử dụng đồng thời (ví dụ, hệ thống được sử dụng cho phòng kế toán, bộ phận IT, phòng bán hàng, Marketing…).
Phương án Client-server
Hệ thống 1C cho phép làm việc trên hệ điều hành Windows cũng như Linux. Khi triển khai theo phương án Client-server cần xem xét ở 2 cấp độ: Server 1C và máy trạm làm việc (máy thu ngân).
Nếu doanh nghiệp quyết định triển khai trên hệ thống Windows thì cần mua bản quyền cho hệ điều hành MS Windows Server và Hệ quản trị CSDL MS SQL Server, cũng như là giấy phép để truy cập tới Server Windows và Server CSDL theo số lượng người dùng. Ở máy trạm (máy thu ngân) thì cần giấy phép họ hệ điều hành Windows, ví dụ Windows XP (hoặc Vista/Windows 7,8). Và đương nhiên là giấy phép cần thiết để sử dụng hệ thống 1C.
Khi lựa chọn triển khai trên hệ thống Linux, bức tranh chung sẽ thay đổi và cho phép chúng ta giảm thiểu chi phí triển khai hệ thống phần mềm. Server hệ thống thay vì MS Windows Server và Hệ quản trị CSDL MS SQL Server có thể thay thế tương ứng sang Linux Server (ALTLinux, Debian, Ubuntu, FreeBSD …) và PostgreSQL là hệ quản trị CSDL mã nguồn mở miễn phí và không yêu cầu bất kỳ chi phí phát sinh nào cho máy Server cũng như các kết nối Client. (Hệ quản trị dữ liệu PostgreSQL được Bộ thông tin truyền thông khuyến cáo sử dụng cho các tổ chức và các doanh nghiệp).
Đối với máy bán hàng (thu ngân), doanh nghiệp cũng có thể sử dụng hệ điều hành Linux Desktop (ví dụ Ubuntu) hoàn toàn miễn phí.
Khi cài đặt và triển khai hệ thống trên Linux, doanh nghiệp có thể cắt giảm chi phí khi mua giấy phép Server cũng nhưng giấy phép Client cho MS Windows Server, MS SQL Server, hệ điều hành Windows XP/Vista/Windows 7,8 – tất cả các phần mềm tương tự này trên Linux là hoàn toàn miễn phí. Tính kinh tế khi triển khai hệ thống phần mềm mã nguồn mở là chi phí còn khoảng 70% mà vẫn đảm bảo tính ổn định khi sử dụng nếu so sánh với việc áp dụng trên nền tảng Windows.
Đa phần các doanh nghiệp lựa chọn nền tảng MS Windows vì tính phổ biến của hệ điều hành này và thiết lập cũng như là tùy chỉnh dễ hơn, tuy nhiên hiện nay thì hệ thống trên mã nguồn mở cũng đã có rất nhiều các chuyên gia hỗ trợ và ngày càng trở nên phổ biến. Tính đa nền tảng (Multi-platform) của hệ thống 1C cho phép trong trường hợp cần thiết, có thể áp dụng Server 1C trên nền tảng Windows còn máy trạm là trên Linux.
Giờ đây bài toán về chi phí ứng dụng CNTT sẽ không còn là nỗi đau đầu cho các chủ cửa hàng. Hơn thế nữa dù là thuê người bán hàng, người quản lý cũng sẽ yên tâm kiểm soát tốt cửa hàng của mình với các thông tin được cập nhật thường xuyên và hệ thống báo cáo phân tích được lập ra tức thời từ 1C:BÁN LẺ 8 khi kết nối tới chương trình Online qua Internet.
Hy vọng cùng những kết quả khả quan khi triển khai hệ thống 1C trong thời gian vừa qua tại Việt Nam, 1C:BÁN LẺ 8 sẽ tạo ra một sự thay đổi trong bức tranh ứng dụng CNTT trong ngành bán lẻ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét