Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VÀ TÁCH BỘ HÀNG HÓA
Các mặt hàng bán ra trên thị trường đều có mã hàng, mã vạch và thông tin liên quan tới mặt hàng đó. Việc này có lẽ khá quen thuộc với mọi người. Tuy nhiên, có một hoạt động cũng được coi là tương đối mới mẻ, nếu bạn nhận thấy rằng trước nay mình mua kem đánh răng và bàn chải là 02 mã hàng riêng biệt, thì nay bạn thấy chúng có trong một “gói hàng", chúng được kẹp hoặc được đóng gói lại với nhau.
Hoặc bạn mua trà Nestea tự nhiên thấy có thêm cái cốc thủy tinh trong đó, mua một là lại thành hai, cái đó chúng ta gọi là “Đóng bộ mặt hàng".
Hoặc như bạn đang quen thuộc mua cả bộ máy vi tính, nay bạn mua lẻ từng thành phần chi tiết như chuột, bàn phím…chúng ta gọi đó là “Tách bộ mặt hàng"
Các hoạt động này bạn có thể bắt gặp tại nhiều nơi và vào những dịp đặc biệt như lễ, Tết,…Bạn sẽ thấy một gói hàng gồm có đủ rượu, thuốc lá, mứt, bánh kẹo…và Sau dịp tết người ta lại tách những gói này ra và bán chi tiết từng loại hàng hóa
Do đó, hoạt động đóng hay tách bộ mặt hàng cũng chỉ là hoạt động nhằm kích thích nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng, làm tăng thị hiệu, tạo ra một sự mới mẻ trong quá trình mua hàng.
THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN PHẦN MỀM 1C:BÁN LẺ 8
Hiểu được nhu cầu trên, phần mềm 1C:BÁN LẺ 8 là phần mềm bán hàng có sẵn tính năng đóng và tách hàng hóa. Người sử dụng phần mềm khi mua sản phẩm có thể sử dụng ngay tính năng này khi có phát sinh.
Chương trình sử dụng đúng hai khái niệm bên trên: Đóng bộ mặt hàng và tách bộ mặt hàng để thực thi hoạt động bên trên.
ĐÓNG VÀ TÁCH MẶT HÀNG
THEO ĐỊNH MỨC
Định mức là khái niệm dùng để quy định sẵn số lượng mặt hàng tạo thành và mặt hàng giảm đi. \
Khi hoạt động đóng bộ diễn ra điều đó có nghĩa là một mã hàng mới được sinh ra, Người ta thường quy định mã hàng này sẽ được quy định bởi bao nhiêu thành phần chi tiết.
Lấy ví dụ định mức cho 01 gói quà tết 2013 sẽ gồm: 01 hộp mứt, 01 chai rượu, 01 cây thuốc lá, 02 gói bánh kẹo. Khi thực hiện đóng bộ hàng này theo định mức, chương trình sẽ tự động tăng bộ hàng và giảm tồn kho thành phần chi tiết.
ĐÓNG VÀ TÁCH MẶT HÀNG KHÔNG THEO ĐỊNH MỨC
Hoạt động này chính người dùng sẽ phải ghi rõ số lượng mặt hàng tăng lên và mặt hàng thành phần chi tiết giảm đi. Chương trình sẽ không căn cứ và định mức để ghi nhận tăng, giảm hàng hóa nữa
DÁN NHÃN GIÁ VÀ TEM, ĐẶT GIÁ CHO MÃ HÀNG MỚI ĐÓNG GÓI
Chắc chắn rồi, khi một mã hàng mới được sinh ra nó cũng như bao mặt hàng khác, phải có thông tin đi kèm như tên gọi, mã hiệu, mã hàng, thuế suất, mã vạch, đơn giá bán lẻ…
Mặt hàng mới tạo này diễn ra trong nội bộ đơn vị cho nên đơn vị có thể tạo mã vạch cho nó, đặt bảng giá nó nó và các thủ tục về in tem, in nhãn giá, chuyển lên quầy bán hàng cũng diễn ra y hệt như những mặt hàng khác
AI LÀ NGƯỜI THỰC HIỆN ĐÓNG VÀ TÁCH BỘ
Thường là bộ phận kho, nơi kiểm soát thông tin và tồn kho hàng hóa, bộ phận kho có thể tăng ca, tăng người làm khi công việc quá tải. Dĩ nhiên, bộ phận kho chỉ thực hiện hoạt động này khi có lệnh từ cấp trên.
Tóm lại, hoạt động đóng và tách hàng hóa có thể hiểu là một trong những hoạt động về marketing, nó diễn ra theo thời vụ chứ không xuyên suốt trong cả năm. Mục đích chính vẫn không ngoài kích cầu mua bán, tăng số lượng hàng bán ra, giải phóng số hàng còn tồn kho không cần thiết, là một trong những chương trình marketing khá hiệu quả và nhiều đơn vị áp dụng.
Ngô Tiến
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét