Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Trên thị trường có những loại phần mềm quản lý siêu thị nào? Phần mềm nào phù hợp áp dụng dạng chuỗi hơn?

Nắm bắt được nhu cầu mua sắm tiện ích hiện nay mà đã có rất nhiều cửa hàng, siêu thị ra đời. Khi các cửa hàng nhỏ, siêu thị phát triển thì đồng thời với viêc mở rộng kinh doanh sẽ được tiến hành và thế là hình thức chuỗi cửa hàng, siêu thị ra đời. Các cửa hàng được đặt tại các địa điểm khác nhau nhưng cùng được quản lý bởi một hệ thống kiểm soát chung. Vì vậy để có thể quản lý và kiểm soát hoạt động của tất cả các cừa hàng thi người quản lý cần có một công cụ trợ giúp đắc lực. Hệ thống siêu thị, đại siêu thị hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ với quy mô lớn, có số lượng các bộ phận, nhân viên vận hành lớn theo quy trình khép kín và đa dạng về ngành hàng với đặc thù quản lý khác nhau. Nên yêu cầu đối với phần mềm quản lý bán hàng rất khắt khe.


Trong bài viết này tôi xin giới thiệu về phần mềm bán hàng 1C:BÁN LẺ 8

Các tính năng của  1C:BÁN LẺ 8 dành cho chuối siêu thị:

1. Quản lý thông tin hàng hóa 
  • Ghi nhận đầy đủ thông tin hàng hóa về tên gọi, mã hiệu, mã vạch, nhà sản xuất...  
  • Cơ chế chi tiết từng đặc tính của mặt hàng sẽ giúp quản lý chỉ cần nhập một mã hàng để quản lý cho những mặt hàng giống nhau về tính chất, chủng loại nhưng khác nhau về kích cỡ,màu sắc, cách tức chế biến ... hoặc tương tự. 
  • Số lượng đơn vị tính của hàng hóa, vật liệu không bị giới hạn bởi chương trình mà phụ thuộc vào phát sinh thực tế của Nhà hàng. Đơn vị tính còn có thể được tính quy được tích hợp với các loại cân điện tử để quản lý những mặt hàng được quản lý theo trọng lượng. đổi cho những mặt hàng được theo dõi với nhiều đơn vị tính ...  
  • Có thể theo dõi mặt hàng chi theo chủng loại, ngành hàng với danh mục dạng cây. Ví dụ: 
    • Thực phẩm tươi sống: thịt, hải sản, trái cây và rau củ, thực phẩm chế biến, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm bơ sữa, bánh mì. 
    • Thực phẩm khô: Gia vị, nước giải khát, nước ngọt, rượu, bánh snack, hóa phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm cho thú cưng và những phụ kiện. 
    •  Hàng may mặc và phụ kiện: thời trang nam, nữ, trẻ em và trẻ sơ sinh, giày dép và túi xách. 
    • Hàng điện gia dụng: các sản phẩm điện gia dụng đa dạng bao gồm thiết bị trong nhà bếp, thiết bị giải trí tại gia, máy vi tính, các dụng cụ và các thiết bị tin học. 
    • Vật dụng trang trí nội thất: bàn ghế, dụng cụ bếp, đồ nhựa, đồ dùng trong nhà, những vật dụng trang trí, vật dụng nâng cấp, bảo trì và sửa chữa, phụ kiện di động, xe gắn máy, đồ dùng thể thao và đồ chơi
2. Quản lý mua hàng và kho hàng

Cho phép người dung kiểm soát toàn bộ vòng quay của hàng hóa: từ lúc lập kế hoạch đặt hàng nhà cung cấp -> Nhập hàng vào kho -> Xuất hàng điều chuyển sang các kho -> Xuất hàng bán cho khách.

Việc lập kế hoạch mua hàng được thực hiện dựa trên cơ sở phân tích nhu cầu về hàng hóa. Đặc biệt, giải pháp cho phép theo dõi toàn bộ chu trình liên hệ với khách hàng, bắt đầu từ lần đầu tiên người mua liên hệ với doanh nghiệp. Chương trình cũng tự động hóa toàn bộ quy trình các giao dịch bán buôn và bán lẻ bằng cách sử dụng các thiết bị bán hàng khác nhau.  

Cho phép thiết lập dự phòng hàng hóa, trong đó có tính đến việc nhập hàng sắp tới, dự tính số lượng tồn, tính toán nhu cầu và quản lý điều chuyển hàng hóa nội bộ.  

Chương trình đảm bảo kiểm tra toàn diện hàng tồn kho và lập tất cả các chứng từ cần thiết. Để cất giữ hàng tồn trong kho, có thể sử dụng hệ thống lưu địa chỉ hàng hóa trong các ô hàng. Trong chương trình còn thực thi tính năng làm việc với các điểm bán hàng và cửa hàng bán lẻ ở xa. 

3. Quản lý hoạt động bán hàng
 

Hệ thống có giao diện riêng dành cho quầy thu ngân với các chức năng thuận tiện và giản lược chỉ dùng để bán hàng, đảm bảo các thao tác nhanh chóng và chính xác, đảm bảo thực hiện đầy đủ các chức năng sau: 
  • Quét mã vạch thuận tiện chung cho các đối tượng: hàng hóa, thẻ khách hàng thân thiết, phiếu quà tặng.
  • Các chương trình chiết khấu đa dạng và phong phú, cho phép tự động tính chiết khấu và quà tặng theo các chương trình Marketing đã đặt trước theo một số điều kiện, hoặc không có điều kiện và có thể đặt chiết khấu thủ công phụ thuộc vào quyền của người sử dụng.
  • Tìm kiếm hàng hóa và lựa chọn bán hàng theo nhiều tiêu chí khác nhau.
  • Có nhiều hình thức thanh toán: tiền mặt, tiền gửi, phiếu quà tặng, tín dụng (trả sau).
  • Có đầy đủ nghiệp vụ cần thiết cho quầy thu ngân (nhập tiền đầu ca, rút tiền cuối ca, bán lẻ hàng, nhận hàng bán trả lại, thanh toán bằng nhiều hình thức, hoãn phiếu thanh toán, tiếp tục thanh toán, hủy phiếu thanh toán, ghi nhận thông tin khách hàng mới, đổi thẻ khách hàng...)
  • Có cảnh báo khi phiên làm việc đã quá 24 tiếng mà chưa đóng phiên thu ngân (chưa lập bảng kê bán lẻ và hóa đơn GTGT).
  • Ghi nhận thẻ khách hàng thân thiết trong phiếu tính tiền.
  • Có nghiệp vụ đổi thẻ khách hàng. Việc đổi thẻ vẫn bảo lưu toàn bộ thông tin mua hàng trước đây của khách hàng để áp dụng các chương trình giảm giá ưu đãi.
  • Có thể nhận trọng lượng từ cân điện tử kết nối trực tiếp với chương trình.
  • Cho phép xác định các mức phí ngân hàng khác nhau theo từng loại thẻ.
4. Quản lý các chương trình Marketing (chiết khấu, giảm giá, thẻ khách hàng...)

Mỗi hoạt động Marketing đều được thiết lập một cách linh động và có thể thiết lập nhiều chính sách ưu đãi cho khách hàng như chiết khấu phần trăm theo giá trị đơn hàng, chiết khấu theo mặt hàng, chiết khấu theo ngành hàng bất kỳ, ... hoặc chiết khấu số tiền tuyệt đối cho khách hàng,…  

Chính sách chiết khấu có thể đặt thủ công hoặc tự động tất cả đều được thiết lập một cách đơn giản và chính xác. Với hình thức chiết khấu thủ công cho phép người dùng chỉ cần nhập chiết khấu theo số tiền đươc chiết khấu tại thời điểm phát sinh. Với hình thức chiết khấu tự động:chiết khấu sẽ được hệ thống tự động tính dựa trên các điều kiện ban đầu được người dùng thiết lập. Các điều kiện thiết lập chính sách chiết khấu tự động như: Theo ngày, theo khoảng thời gian, người nhận chiết khấu, danh sách hàng hóa được chiết khấu, danh sách hàng hóa bị loại trừ không được chiết khấu, số lượng hàng hóa tối thiểu để nhận chiết khấu, thẻ giảm giá, số thứ tự séc,... 

5. Áp dụng cho quy mô ứng dụng lớn 

Hệ thống giải pháp cho phép triển khai ứng dụng tại các trung tâm thương mại, các siêu thị lớn và chuỗi các đại siêu thị với quy mô sử dụng lên đến hàng trăm, hàng ngàn người, phân tán tại nhiều địa điểm khác nhau.

6. Hệ thống báo cáo thông minh

Lãnh đạo doanh nghiệp có thể nhận được các báo cáo khác nhau, trong đó thông tin về các mảng hoạt động khác nhau của doanh nghiệp thương mại được trình bày dưới dạng thuận tiện và ngắn gọn. Việc có sẵn thông tin hiện thời giúp lãnh đạo đưa ra các quyết định quản lý đã được cân nhắc.  

7. Tính năng khác 
  • Ngoài yêu cầu về các nghiệp vụ quản lý, hệ thống cần đáp ứng các yêu cầu về CNTT và các yêu cầu khác như sau:  Để nâng cao hiệu suất hoạt động của hệ thống, có thể phối hợp linh hoạt giữa mô hình cơ sở dữ liệu tập trung hoặc phân tán:
    • Có khả năng hoạt động Online qua Internet (Thin-client, Web-client (qua trình duyệt web)) hoặc Offline.
    • Với hệ thống chuỗi siêu thị ở các vị trí địa lý khác nhau, đáp ứng không hạn chế các điểm trao đổi dữ liệu về văn phòng trung tâm (sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu phân tán).
  • Đảm bảo về bảo mật với cơ chế phân quyền linh hoạt, mã hóa đường truyền và dữ liệu.
  • Hệ thống phải có khả năng hoạt động theo phương án cụm Server (Cluster-server) nhằm đáp ứng việc mở rộng, phát triển với quy mô của siêu thị với hàng trăm, hàng ngàn người sử dụng kết nối đồng thời).
  • Hỗ trợ tiếng Việt chuẩn Unicode.
Hoài Phương

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Những lưu ý khi lựa chọn phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng

Khi lựa chọn một phần mềm quản lý cần đảm bảo những yêu cầu sau:

Quản lý mua hàng

Cung cấp các thông tin cần thiết cho những người quản lý doanh nghiệp thương mại để kịp thời đưa ra những quyết định về việc bổ sung hàng hóa dự trữ, giảm chi phí mua hàng và tổ chức phối hợp với nhà cung cấp một cách rõ ràng.

Các chức năng chính của phân hệ quản lý mua hàng:
  • Lập kế hoạch mua hàng linh hoạt;
  • Lập đơn hàng đặt nhà cung cấp và kiểm tra việc thực hiện các đơn hàng đó;
Có hỗ trợ nhiều sơ đồ tiếp nhận hàng hóa khác nhau từ nhà cung cấp, tiếp nhận hàng hóa vào kho tương ứng, nhận hàng ký gửi. Hệ thống có khả năng lập chứng từ "nhận hàng chưa có hóa đơn" là những mặt hàng mà theo các nguyên nhân nào đó cần nhập vào kho và đưa ra bán trước khi có chứng từ đi kèm cần thiết. Sau này, khi nhập các chứng từ đi kèm nhận được từ người bán thì các chứng từ này được hệ thống tự động "liên kết" với hàng hóa đã bán thực tế.

Quản lý bán lẻ hàng tại cửa hàng

Giao diện riêng rành cho quầy thu ngân với các chức năng thuận tiện và giản lược chỉ dùng để bán hàng, đảm bảo các thao tác nhanh chóng và chính xác.

Quét mã vạch thuận tiện chung cho các đối tượng: hàng hóa, thẻ khách hàng thân thiết, phiếu quà tặng.

Các chương trình chiết khấu đa dạng và phong phú, cho phép tự động tính chiết khấu và quà tặng theo các chương trình Marketing đã đặt trước theo một số điều kiện, hoặc không có điều kiện và có thể đặt chiết khấu thủ công phụ thuộc vào quyền của người sử dụng.

Tìm kiếm hàng hóa và lựa chọn bán hàng theo nhiều tiêu chí khác nhau.

Có nhiều hình thức thanh toán: tiền mặt, tiền gửi, phiếu quà tặng, tín dụng (trả sau).

Có đầy đủ nghiệp vụ cần thiết cho quầy thu ngân (nhập tiền đầu ca, rút tiền cuối ca, bán lẻ hàng, nhận hàng bán trả lại, thanh toán bằng nhiều hình thức, hoãn phiếu thanh toán, tiếp tục thanh toán, hủy phiếu thanh toán, ghi nhận thông tin khách hàng mới, đổi thẻ khách hàng...)

Có cảnh báo khi phiên làm việc đã quá 24 tiếng mà chưa đóng phiên thu ngân (chưa lập bảng kê bán lẻ và hóa đơn GTGT).

Cho phép nhập nhân viên bán hàng vào phiếu tính tiền để ghi nhận doanh thu cho nhân viên bán hàng này. Ngoài ra, có thể nhập nhân viên bán hàng cho từng dòng (từng mặt hàng) trong phiếu tính tiền.

Ghi nhận thẻ khách hàng thân thiết trong phiếu tính tiền

Có nghiệp vụ đổi thẻ khách hàng. Việc đổi thẻ vẫn bảo lưu toàn bộ thông tin mua hàng trước đây của khách hàng để áp dụng các chương trình giảm giá ưu đãi.

Có thể nhận trọng lượng từ cân điện tử kết nối trực tiếp với chương trình.

Cho phép xác định các mức phí ngân hàng khác nhau theo từng loại thẻ (Master, Visa, Fastconnect, E-connect…).

Cho phép lập ra yêu cầu giao hàng để giao hàng đến tận nơi cho người sử dụng.

Có đầy đủ hệ thống báo cáo theo dõi: Bảng kê phiếu tính tiền, bán hàng, báo cáo theo dõi khách hàng thân thiết, báo cáo theo dõi phiếu quà tặng, báo cáo phân tích hàng bán bị trả lại…

Cho phép lập hóa đơn GTGT theo nhiều phương án: lập ra các hóa đơn GTGT theo từng phiếu tính tiền để dành cho các khách hàng cần viết hóa đơn ngay sau khi mua hàng. Các phiếu tính tiền khác mà chưa lập hóa đơn trong ngày thì đến cuối ngày sẽ được gom vào 1 bảng kê bán lẻ để lập hóa đơn GTGT

Quản lý chính sách giá và kiểm sát giá

Phần mềm phải linh hoạt trong việc quản lý giá bán ra của hàng hóa, xây dựng các biểu đồ hình thành giá và giảm giá khác nhau, cho phép kiểm tra nhân viên của doanh nghiệp về việc tuân thủ chính sách giá cả đã được ấn định.

Chức năng của cơ chế định giá cho phép:
  • Nhập và so sánh giá cả được đưa ra bởi người bán khác nhau và chọn nhà cung cấp có điều kiện tốt nhất để cắt giảm chi phí bổ sung hàng hóa dự trữ;
  • Theo dõi một cách tự động các thay đổi về giá của nhà cung cấp khi nhập việc cung cấp hàng hóa tiếp theo và khi cần thiết có thể tính lại giá bán ra dựa trên cơ sở giá mới của nhà cung cấp và phụ thu đã quy định;
  • Phân tích tình hình thị trường, theo dõi quá trình thay đổi về giá, so sánh giá của công ty với giá của các đối thủ cạnh tranh.
Điều này cho phép phản ứng một cách linh hoạt với các thay đổi của tình hình thị trường và thiết lập chính sách giá mới để đảm bảo khả năng cạnh tranh và lợi nhuận kinh doanh.

Thùy Phương

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Yêu cầu cho phần mềm quản lý cửa hàng văn phòng phẩm?

Ngày nay khoa học kỹ thuật ngày càng ứng dụng rộng ở nhiều ngành khác nhau đáp ứng nhu cầu của con nguời quản lý một khối luợng công việc lớn đồng thời làm giảm không gian lưu trữ.Trước kia công việc này duợc làm thủ công nhưng ngày nay máy móc đã thay thể con nguời trong việc quản lý, lưu trữ, tính toán…Nó làm tăng đô chính xác, độ tin cậy cao rất hiệu quả.Có nhiều cửa hàng doanh nghiệp dùng phân mềm để quản lý đồng thời việc sử dụng tin học đã tiết kiệm nhiều thời gian, công sức con người.

Trong tất cả các ứng dụng của ngành công nghệ thông tin, ứng dụng xâydựng phần mềm phục vụ công việc là một trong những vấn dề mà các nhà lập trình viên luôn quan tâm hàng dầu. Hệ thống quản lý cửa hàng văn phòng phẩm cũng là một trong những ứng dụng mà con nguời quan tâm nhiều. Nó giúp cho chủ cửa hàng có thể quản lý cửa hàng của mình một cách dễ dàng và tiết kiệm được tối da thời gian trong việc diều hành cửa hàng cũng như quản lý nhân viên, quản lý doanh thu,…
  Cửa hàng văn phòng phẩm (ảnh minh họa)

Yêu cầu cho phần mềm quản lý bán hàng cho cửa hàng văn phòng phẩm

1. QUẢN LÝ THÔNG TIN MẶT HÀNG
  • Ghi nhận đầy đủ thông tin hàng hóa về tên gọi, mã hiệu, mã vạch, nhà sản xuất
    • Cơ chế chi tiết từng đặc tính của mặt hàng sẽ giúp quản lý chỉ cần nhập một mã hàng để quản lý cho những mặt hàng giống nhau về tính chất, thương hiệu, chủng loại nhưng khác nhau về kích cỡ,màu sắc ... hoặc tương tự.
    •  Số lượng đơn vị tính của hàng hóa, vật liệu không bị giới hạn bởi chương trình mà phụ thuộc vào phát sinh thực tế của. Đơn vị tính còn có thể được tính quy đổi cho những mặt hàng theo nhiều quy cách khác nhau: ví dụ: bút thì có thế có nhiều quy cách như thùng, hộp, chiếc... Vở thì có thể là quyển, tập, thùng...
2. QUẢN LÝ BÁN HÀNG
  • Giao diện dễ sử dụng: Thường với các cửa hàng văn phòng phẩm yêu cầu với trình độ nhân viên không quá cao. Nên để thuận tiện hơn trong quá trình bán hàng tránh sự nhầm lẫn thì phần mềm bán hàng phải có giao diện thân thiện, dế dàng sử dụng các phím tắt, thao tác thực hiện khi đăng nhập vào chương trình, thao tác trong quá trình bán hàng, thao tác kết thúc phiên làm việc phải được đơn giản hóa một cách tối đa.
  • Tìm kiếm mặt hàng nhanh chóng và chính xác: Với một cửa hàng văn phòng phẩm thì lượt khách ra vào mua khá đông, hơn nữa chủng loại mặt hàng khá nhiều và có kích thước không giống nhau nên việc phân biệt giá bằng mắt thường rất khó. Vì vậy phần mềm cần có cơ chế tìm kiếm mặt hàng đơn giản và nhanh chóng, có thế chi tiết thông tin hàng hóa trong quá trình tìm kiếm về kích cỡ, chủng loại và màu sắc… 
  • Tự động thiết lập giá bán: Mỗi mặt hàng đều có giá bán khác nhau, không thể nhớ được giá cả mặt hàng đó, hơn thế nữa giá hàng có thể biến động theo thời gian…Do đó, yêu cầu phần mềm cần có tính năng cập nhật giá bán cho các mặt hàng. Người bán hàng có thể nghỉ việc bất cứ lúc nào, do đó không có khái niệm là trông chờ vào bộ nhớ của người bán thì mới bán được hàng. Phần mềm cần cài đặt và mặc  định giá bán theo đúng những gì đã thiết lập 
  • Tự động hóa các chương trình khuyến mại: Hệ thống phần mềm cần cho phép thiết lập tự động các chương trình khuyến mại giảm thiểu công việc của nhân viên bán hàng khi bán hàng và tránh sự nhầm lẫn trong qua trình thanh toán.
3. QUẢN LÝ DOANH THU

Cần các báo cáo liên quan đến quá trình bán hàng và đánh giá hiệu quả bán hàng

Báo cáo bán hàng: Báo cáo tổng hợp toàn bộ số lượng hàng bán, số tiền bán hàng theo từng mặt hàng. Số tiền bán hàng được liệt kê theo các mức có chiết khấu và chưa có chiết khấu. 
Ngoài ra, báo cáo cần có thể chi tiết theo nhân viên, theo đặc tính mặt hàng để thực hiện tính số tiền bán hàng cho từng nhân viên, từng mặt hàng cụ thể. 

Báo cáo đánh giá lãi gộp: Trong báo cáo cần đưa ra số lượng hàng bán, số tiền bán hàng, giá vốn hàng bán và số tiền lãi gộp nhận được khi bán hàng. 

Lãi gộp được tính như khoản chênh lệch giữa số tiền bán hàng và giá vốn hàng hóa,trong báo cáo cũng phải  đưa ra hai chỉ tiêu để phân tích hiệu quả và lợi nhuận bán hàng, Báo cáo có thể gom nhóm theo doanh nghiệp, cửa hàng, mục mặt hàng. Có thể tiến hành và phân tích chi tiết hơn lợi nhuận bán hàng theo từng đặc tính hàng hóa, cũng như phân tích báo cáo đến cấp độ chứng từ bán hàng. 

4. QUẢN LÝ CÔNG NỢ 

Quản lý công nợ là một phần hành trong công tác quản lý của cửa hàng, liên quan đến các khoản phải thu phải trả của cửa hàng. Quản lý cửa hàng cần kiểm soát được các khoản thanh toán cho các nhà cung cấp và các khoản phải thu của khách hàng để từ đó có các chính sách chiến lược kinh doanh phù hợp.
Các thông tin chi tiết về công nợ của nhà cung cấp và khách hàng cần được theo dõi theo từng biến động tăng giảm theo từng đơn hàng, từng hóa đơn.

5. QUẢN LÝ KHO

Công tác quản lý kho là một trong những khâu quan trọng. Kiểm kê kho thường xuyên để tránh thất thoát hàng hóa không rõ nguyên nhân. Hệ thống phần mềm cần quản lý được tồn kho tại mọi thời điểm khi xem báo cáo, chi tiết từng lần xuất nhập cụ thể theo thời gian.

Hoài Phương

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Phần mềm 1C có những ưu điểm gì khi triển khai cho hệ thống siêu thị?


Trước khi đề cập đến ưu điểm khi triển khai hệ thống 1C cho các chuỗi siêu thị thì ta đi tìm hiểu đặc điểm hoạt động và các yêu cầu quản lý.

1.    Đặc điểm hoạt động của phần mềm quản lý chuỗi siêu thị

Hệ thống siêu thị, đại siêu thị hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ với quy mô lớn, có số lượng các bộ phận, nhân viên vận hành lớn theo quy trình khép kín và đa dạng về ngành hàng với đặc thù quản lý khác nhau, thông thường bao gồm các ngành hàng quản lý sau:
  • Thực phẩm tươi sống: thịt, hải sản, trái cây và rau củ, thực phẩm chế biến, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm bơ sữa, bánh mì.
  • Thực phẩm khô: Gia vị, nước giải khát, nước ngọt, rượu, bánh snack, hóa phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm cho thú cưng và những phụ kiện.
  • Hàng may mặc và phụ kiện: thời trang nam, nữ, trẻ em và trẻ sơ sinh, giày dép và túi xách.
  • Hàng điện gia dụng: các sản phẩm điện gia dụng đa dạng bao gồm thiết bị trong nhà bếp, thiết bị giải trí tại gia, máy vi tính, các dụng cụ và các thiết bị tin học.
  •  Vật dụng trang trí nội thất: bàn ghế, dụng cụ bếp, đồ nhựa, đồ dùng trong nhà, những vật dụng trang trí, vật dụng nâng cấp, bảo trì và sửa chữa, phụ kiện di động, xe gắn máy, đồ dùng thể thao và đồ chơi
2. Yêu cầu quản lý
  • Quản lý mua hàng (khai thác nguồn hàng).
  • Quản lý thông tin danh mục hàng hóa theo đặc thù ngành hàng.
  •  Quản lý bán buôn, bán hàng đại lý.
  • Quản lý kho hàng.
  • Quản lý hoạt động bán lẻ tại cửa hàng, siêu thị.
  •  Quản lý hoạt động bán hàng - giao hàng tại nhà.
  • Quan hệ khách hàng (CRM).
  • Quản lý các chương trình Marketing (chiết khấu, giảm giá, thẻ khách hàng...).
  • Quản lý theo mô hình chuỗi.
  • Kế toán tài chính.
  • Hệ thống báo cáo thông minh.
Ngoài ra còn có một số yêu cầu khác về hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (MSSQL Server, PostgreSQL server, IBM DB2, Oracle database), phần quyền truy cập người sử dụng.

Với những yêu cầu và đặc điểm hoạt động trên thì phần mềm 1C hoàn toàn có thể đáp ứng. Khả năng tích hợp giữa các giải pháp tạo thành một hệ thống ERP về ngành thương mại

"1C BÁN LẺ 8"
  • Đảm nhiệm vai trò tự động hóa quản lý tại từng điểm bán lẻ;
  • Giao diện quầy thu ngân (POS) đơn giản khi sử dụng trong việc ghi nhận bán hàng và thu tiền thanh toán từ khách hàng;
  • Tích hợp các thiết bị bán hàng chuyên dung: máy quét mã vạch, máy in hóa đơn, đầu đọc thẻ từ...; 
  • Quản lý chính sách giá, các chương trình Marketing, khách hàng thân thiết; 
  • Hệ thống báo cáo quản trị đa dạng để theo dõi, quản lý và kiểm soát công việc của cửa hàng và từng quầy thu ngân.
"1C:Quản lý thương mại"
  • Đầy đủ các quy trình quản lý như: mua hàng, bán hàng, quản lý khách hàng thân thiết, chính sách giá, kho bãi, quản lý tài chính và ngân sách, CRM, quản lý đại diện thương mại, các nghiệp vụ cuối kỳ (tính giá vốn, phân bổ chi phí, phân bổ doanh thu)...;
  • Đảm bảo ghi nhận và đưa ra các thông tin quản trị cho người sử dụng
"1C:KẾ TOÁN Tập đoàn"
  • Cập nhật đầy đủ và kịp thời các nghiệp vụ phát sinh từ hệ thống bán lẻ, bao gồm các chứng từ kế toán;
  •  Thực hiện các nghiệp vụ kế toán theo các phần hành: tiền mặt, tiền gửi, mua hàng, bán hàng, tài sản cố định, công cụ dụng cụ, kho bãi, nhân sự, tiền lương, sản xuất, gia công...; 
  • Tự động hóa các nghiệp vụ kế toán tổng hợp như: phân bổ chi phí, tự động trích khấu hao, đánh giá chênh lệch tỷ giá, kết chuyển cuối kỳ;
  • Lập sổ sách kế toán và cá báo cáo pháp quy theo đúng quy định của pháp luật.
Nguyễn Học

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

Quản lý hàng hóa có sê-ri và hàng hóa không có sê-ri



Các đơn vị muốn quản lý chi tiết thông tin về từng cá thể của mặt hàng, đặc biệt là với những công ty đang có các loại hàng như hàng điện máy, điện tử, điện thoại hoặc xe cộ… khái niệm mà họ đưa ra ở đây là seri và imei cho từng mặt hàng, quản lý hàng hóa và theo dõi tồn kho theo từng số seri và imei (hai khái niệm này khác nhau tuy nhiên sau đây gọi chung là seri để cho dễ hiểu). Vậy seri là gì mà nó lại có sức mạnh ghê gớm đến vậy?

Số seri hiểu một cách đơn giản là cấu trúc của một dãy số, những số này là duy nhất và được gán cho từng cá thể của mặt hàng. cấu trúc này có thể làm các thiết bị điện tử có thể đọc và nhận ra thông tin về sản phẩm, mặt hàng đó như là: hãng sản xuất, nước xuất xứ, model, ngày sản xuất...

Những mặt hàng nào nên quản lý theo seri?

Như bên trên có trình bày, những mặt hàng muốn quản lý thông tin chi tiết thường là hàng điện tử, điện thoại, điện máy, xe cộ … và việc quản lý tồn kho của sản phẩm cần chỉ đích danh số seri nào đã hết, số seri nào còn tồn trong kho?

Điều này có nghĩa là mỗi lần nhập hàng chúng ta cần chỉ ra seri cho từng mặt hàng. Việc này tưởng chừng khó khăn và thêm nhiều theo tác cho người sử dụng, nhưng không, hãy thử lấy ví dụ đơn giản: Nhập 100 chiếc điều hòa và mỗi chiếc điều hòa này có 01 số seri nhất định.
- Nếu như các số seri này là liên tục thì chương trình cho phép chúng ta ghi nhận số seri đầu và số seri cuối cùng. Dải số seri từ 01 tới 100 sẽ được tự động sinh ra.
- Trong trường hợp mỗi mặt hàng có seri khác nhau, không liên tục thì phải chỉ định rõ số seri cho từng mặt hàng.

PHẦN MỀM 1C:BÁN LẺ 8 QUẢN LÝ SERI NHƯ THẾ NÀO?

Trở lại với thông tin bên trên, trong khi nhập hàng bạn có thể chỉ ra seri cho hàng hóa đó, có lẽ không cần hỏi tại sao trong trường hợp này nữa.

Khi điều chuyển hàng hóa hoặc xuất bán có phải chỉ ra seri không?

Khi thực hiện điều chuyển hàng hóa giữa các cửa hàng với nhau hoặc giữa các kho hoặc khi ghi nhận bán hàng, cần chỉ ra seri để ghi giảm hàng tồn kho. Đối với hệ thống 1C cho phép chỉ ra số seri bằng cách quét đầu đọc mã vạch. Tuy nhiên nếu số seri của hàng hóa bị mờ chẳng lẽ thu ngân lại không bán được hàng cho khách, do đó trong chương trình cho phép tự gõ số seri hàng hóa một cách thủ công để bán hàng.

Nếu đơn vị chỉ cần quản lý seri lúc nhập mua, không cần quản lý khi điều chuyển và khi bán hàng vậy thì làm thế nào? Điều này đã được các chuyên gia của 1C tính tới, do đó chúng ta có thêm khái niệm là “chính sách kế toán số seri” (là quy tắc cần chỉ ra khi áp dụng việc mua và bán hàng có sử dụng số seri).

Căn cứ theo chính sách kế toán seri này, chính những người quản lý cần tích chọn để ứng dụng trong trường hợp nào thì sử dụng tới số seri của hàng hóa một cách hiệu quả nhất.
Bài toán tiếp theo là cần quản lý biến động theo seri?

Việc ghi nhận seri đã hoàn tất, công tác dành cho người quản lý bây giờ là cần phải xem được những báo cáo mang tính quản trị.

Trong chương trình 1C:BÁN LẺ 8 có sẵn Báo cáo "Biến động seri". Báo cáo này giúp cho người quản lý nắm bắt được tình hình nhập và xuất hàng, ghi tăng, ghi giảm theo từng seri. Nếu trong quá trình giao hàng mà có nhập sai số seri chương trình cũng sẽ đưa ra số liệu là “có giao, không có nhập”, điều này thực sự hữu ích cho người quản lý trong việc kiểm tra và kiểm soát.

Một ý nghĩa quan trọng không kém đó là việc theo dõi seri hàng hóa để bảo hành bảo trì, sửa chữa. Đây là một trong những đặc thù của các cửa hàng điện máy. Cần thông tin để quản lý hàng hóa nhập cần sửa chữa cũng như hàng hóa đã xuất dùng cho các trung tâm bảo hành theo seri nào? Hàng đã nhập về chưa? Đã dùng những mặt hàng nào thay thế? Hàng hóa đó đã trả lại cho khách chưa? …

Khi tìm kiếm thông tin trên internet chúng ta có thể bắt gặp nhiều phần mềm có thể quản lý hàng hóa theo seri và imei, mỗi phần mềm có thể có cách quản lý seri khác nhau. ví dụ coi mỗi mã hàng là một seri, lúc này quản lý seri là quản lý mã hàng. Có thể một số đơn vị lựa chọn phương án này, nhưng nếu đơn vị vừa quản lý mã hàng, mã hiệu, tên hàng và seri thì xem chừng phương án này có phần hạn chế.

Cho nên mỗi phần mềm nói là làm được nhưng làm tới mức độ nào thì chỉ có những người đã từng sử dụng mới có cái nhìn tổng quan nhất. Do đó, nếu có ý định mua phần mềm, bạn nên tìm hiểu thật kỹ càng.

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Những tính năng nên biết khi chọn mua phần mềm quản lý cửa hàng vàng, bạc, mĩ kí


1. Phân quyền và tính bảo mật 

Phần mềm có khả năng bảo mật tuyệt đối, mỗi cá nhân muốn đăng nhập chương trình thì phải có account được cấp từ người quản trị mới có thể đăng nhập vào chương trình. Phần mềm phân ra nhiều nhóm quyền khác nhau, mỗi người vào chương trình chỉ được thực hiện các chức năng mà mình được phép. Ví dụ như nhân viên bán hàng chỉ được phép bán hàng, không được chỉnh sửa tồn kho và xem những thông tin khác do người quản lý phân quyền... 
 
2. Tạo danh mục mã hàng và in tem 
 
Chương trình cho phép quản lý số lượng danh mục mặt hàng không giới hạn, chia thành nhiều nhóm khác nhau (vàng 24K, 18K, SJC,...), trong từng nhóm có thể chia thành nhiều loại mặt hàng khác nhau (Bông,nhẫn, lắc, mặt dây, hột xoàn, hàng cao cấp, vỏ xoàn...), đồng thời chia ra thành từng quầy, từng tủ để dễ quản lý. 
 
Tạo mã vạch cho từng mặt hàng, mỗi mặt hàng sẽ được ấn định một mã số khác nhau để quản lý. Cách đặt mã do quản lý cửa hàng tự quy định (Ví dụ: Cà rá ký hiệu là "C", mã hảng sẽ tăng tự động), người dùng chỉ cần nhập tên món hàng, chọn các thông/số liên quan như loại vàng (18K, 24K,Italy...) loại mặt hàng (bông, dây, lắc,...), tổng trọng lượng của món hàng (trọng lượng này sẽ được nhập tay hoặc được lấy trực tiếp từ bàn cân nếu bàn cân được kết nối với máy tính), trọng lượng hột, tiền công vốn và một số thông tin phụ khác (nếu cần). Sau khi có đầy đủ thông tin, chỉ cần một lệnh in là mã vạch của các sản phẩm đã được in ra, lúc đó chúng ta gở tem ra và gắn vào sản phẩm. 
 
3. Quản lý bán hàng 
 
Phần mềm cung cấp giao diện bán hàng rất thuận lợi, dễ sử dụng. Nhân viên không cần nhớ toàn bộ thông tin của mặt hàng, chỉ cần dùng máy quét mã vạch để quét mã hàng vào lúc đó phần mềm sẽ hiển thị toàn bộ thông tin của mặt hàng đó như: trọng lượng, hàng tồn, giá bán, đơn giá bán chương trình tự động lấy giá theo giá mặc định đã được định sẵn theo công thức linh động. 
Phần mềm in hóa đơn bán hàng hoàn toàn tự động, hóa đơn có thể được thiết kế theo đặc thù riêng của cửa hàng đồng thời có hình ảnh kèm theo cho từng sản phẩm. 
 
4. Quản lý tồn kho (kiểm kho thực tế đối chiếu thừa, thiếu) 
 
Phần mềm quản lý tồn kho chi tiết đến từng mặt hàng, có thể in báo cáo tồn kho chi tiết, theo từng loại vàng, nhóm hàng, loại mặt hàng... 
Dùng máy quét mã vạch để kiểm kho thực tế sau đó phần mềm sẽ lấy dữ liệu thực tế này để đối chiếu hàng thừa, thiếu giúp cho cửa hàng quản lý tài sản của mình được tốt hơn.  
 
5. Quản lý hoạt động marketing  
 
Mỗi hoạt động Marketing đều được thiết lập một cách linh động và có thể thiết lập nhiều chính sách  ưu đãi cho khách hàng như chiết khấu phần trăm theo giá trị đơn hàng, chiết khấu theo mặt hàng, chiết khấu theo ngành hàng bất kỳ,... hoặc chiết khấu số tiền tuyệt đối cho khách hàng,... Mỗi chương trình Marketing được thiết lập đầy đủ, linh động về thông tin để phục vụ công tác Marketing như phân đoạn khách hàng, ...  
Chính sách chiết khấu có thể đặt thủ công hoặc tự động tất cả đều được thiết lập một cách đơn giản và chính xác.  
 
Đối với chính sách chiết khấu thủ công: Chính sách chiết khấu thủ công được thiết lập trực tiếp tại thời điểm phát sinh mà tại đó người dùng chỉ cần nhập chiết khấu theo số tiền hoặc theo phần trăm phát sinh.  
Đối với chính sách chiết khấu tự động: Chính sách chiết khấu tự động sẽ được hệ thống tự động tính dựa trên các điều kiện ban đầu được người dùng thiết lập. Các điều kiện thiết lập chính sách chiết khấu tự động như: Theo ngày, theo khoảng thời gian, người nhận chiết khấu, danh sách hàng hóa được chiết khấu, danh sách hàng hóa bị loại trừ không được chiết khấu, số lượng hàng hóa tối thiểu để nhận chiết khấu, thẻ giảm giá, số thứ tự séc, ...

6.  Quản lý thu chi

Phần mềm quản lý thu chi cho tất cả các loại tiền giao dịch tại quầy, phân chi theo từng loại chi phí như chi phí cho nhân viên, chi phí cho cửa hàng ... v.v Cuối tháng phần mềm sẽ dựa vào doanh thu và các khoản chi phí , giá vốn để tính lãi / lỗ cho cửa hàng giúp chủ cửa hàng dễ dàng theo dõi cắt giảm chi phí không cần thiết giúp tăng hiệu quả kinh doanh . 

7. Hệ thống báo cáo

Báo cáo bán hàng: Báo cáo tổng hợp toàn bộ số lượng hàng bán, số tiền bán hàng theo từng mặt hàng. Số tiền bán hàng được liệt kê theo các mức có chiết khấu và chưa có chiết khấu.  
Đơn giá trung bình được tính dựa trên cơ chế lấy số tiền bán hàng chia cho số lượng hàng được bán.  
Ngoài ra, báo cáo có thể thực hiện tùy chỉnh gom nhóm theo nhân viên, theo đặc tính mặt hàng để thực hiện tính số tiền bán hàng cho từng nhân viên, từng mặt hàng cụ thể.  
 
Báo cáo đánh giá lãi gộp: Trong báo cáo có đưa ra số lượng hàng bán, số tiền bán hàng, giá vốn hàng bán và số tiền lãi gộp nhận được khi bán hàng. Số tiền bán hàng thường được đưa ra có bao gồm thuế GTGT. Giá thành hàng hóa có thể đưa ra có tính thuế hoặc không tính thuế GTGT. Điều này phụ thuộc vào dấu hiệu được đặt trong tùy chỉnh tham số kế toán. Lãi gộp được tính như khoản chênh lệch giữa số tiền bán hàng và giá vốn hàng hóa.  
 
 Trong báo cáo cũng đưa ra hai chỉ tiêu để phân tích hiệu quả và lợi nhuận bán hàng:  
  • Hiệu quả bán hàng được tính theo công thức (Lãi gộp / Giá vốn) * 100%   
  • Lợi nhuận bán hàng được tính theo công thức (Lãi gộp / Số tiền bán hàng) * 100%  
Báo cáo có thể gom nhóm theo doanh nghiệp, cửa hàng, mục mặt hàng. Có thể tiến hành và phân tích chi tiết hơn lợi nhuận bán hàng theo từng đặc tính hàng hóa, cũng như phân tích báo cáo đến cấp độ chứng từ bán hàng.  
 
Bảng kê hàng hóa trong kho: Báo cáo liệt kê, kiểm soát toàn bộ các mặt hàng, vật liệu được nhập, xuất và tồn trong kho chi tiết theo từng đặc tính của mặt hàng.Ngoài ra hệ thống còn được thiết kế nhiều báo cáo kèm theo để phân tích và đánh giá số lượng hàng tồn và số tiền bán hàng như báo cáo:
  • Bảng kê hàng hóa nhập (xuất)  
  • Đánh giá hàng hóa trong kho  
  • Báo cáo hàng bán bị trả lại  
  • Thống kê séc máy tình tiền  
  • Và các báo cáo khác
8. Tiện ích 
 
- Nhật ký sự kiện theo dõi thời gian đăng nhập, thời gian đăng xuất, các thao tác thêm, sửa, xóa danh mục, chứng từ trong hệ thống;  
 
- Xử lý danh mục và chứng từ theo nhóm phục vụ cho việc xử lý đại trà các khối dữ liệu trong cơ sở dữ liệu;  
 
- Cập nhật cấu hình thủ công hoặc tự động, trong đó bao gồm cả qua Internet;  
 
- Phân quyền người sử dụng: theo nhiều vai trò khác nhau: người quản lý, thủ kho, đứng quầy, quản trị...  
 
- Thiết lập khuôn mẫu in có mã vạch, nhãn hiệu và mác giá;  
 
- Trợ giúp tùy chỉnh, tích hợp với thiết bị bán hàng;  
 
- Trợ giúp tùy chỉnh trao đổi dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu;  
 
- Công cụ xử lý dữ liệu đã nhập trong phần bảng của chứng từ như thay đổi giá theo tỷ lệ phần trăm, làm tròn số, điền từ các chứng từ khác, thêm mới theo số liệu báo cáo và phân tích;  
 
- Có cơ chế trợ giúp cho việc sao chép dữ liệu từ chứng từ này sang chứng từ khác;

- Hệ thống cho phép bổ sung các biểu mẫu theo yêu cầu người sử dụng;  
 
- Hệ thống có sẵn các công cụ và cơ chế cho phép kết nhập, kết xuất dữ liệu theo định dạng khác nhau: TXT, XML, Excel, RTR, Word;  
 
- In mã vạch trực tiếp từ chương trình; 
 
- Nhập dữ liệu theo nhiều chiều;
 
- Nhập theo dòng;
 
- Sao chép dữ liệu các chứng từ tương tự;
 
- Nhập trên cơ sở một chứng từ tiếp theo trong quy trình;
 
- Tìm kiếm dữ liệu toàn văn (Full-Text Search) theo cơ chế tìm kiếm thông minh các ký tự bất kỳ trong tên sản phẩm, theo mã sản phẩm, theo mã hiệu, theo mã vạch, tìm kiếm mặt hàng có trong tất cả chứng từ có chứa mặt hàng đó;  
 
- Tìm kiếm trong danh sách (lọc và tìm kiếm);

- Gom nhóm, lọc, tìm kiếm dữ liệu và truy xuất ngược trong các báo cáo;
 
- Chỉnh sửa trực tiếp từ chương trình trong chế độ người quản lý;  
 
- Có khả năng phân quyền cho từng vai trò người sử dụng đối với việc chỉnh sửa dữ liệu;  
 
- Đặt ngày cấm thay đổi dữ liệu theo từng người sử dụng, từng doanh nghiệp  và từng cửa hàng;  
 
- Ghi lại lịch sử truy cập dữ liệu trong nhật ký sự kiện, có thể biết người sử dụng nào đã nhập, thay đổi và sửa chữa dữ liệu trong hệ thống;

- Đặt lịch biểu trao đổi dữ liệu định kỳ;

- Tùy chỉnh báo cáo nhanh chóng, thuận tiện theo nhu cầu của người sử dụng.  

Hoài Phương
 
   

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Những yêu cầu đối với phần mềm quản lý bệnh viện?


Hiện nay nhu cầu khám bệnh của người dân rất là đông, họ thường đến những bệnh viện có chất lượng, thái độ phục vụ chuyên nghiệp và có thông tin khám nhanh chính xác. Lượng người khám hàng ngày tại các bệnh viện rất đông, đủ các hình thức khám (thai sản, nha khoa, ưng thư....) chính vì vậy để đảm bảo không chen lấn mất trật tự đòi hỏi phải có khâu quản lý xếp thứ tự. Khi khám xong nếu được chuẩn đoán nặng thì cần phải nằm lại viện, còn nhẹ được điều trị tại nhà và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.... Chính những vấn đề hàng ngày xảy ra như vậy đòi hỏi mỗi bệnh viện cần phải có một phần mềm quản lý phù hợp và đáp ứng các nhu cầu:

Phân hệ xếp số tự động
 
  • Ngay từ khi đến với Bệnh viện bệnh nhân đã được phục vụ chu đáo với việc sử dụng cây cấp số để lấy STT.
  • Bệnh nhân được phân luồng xử lý bằng theo: khám bảo hiểm, kkhám dịch vụ, 
  • Hệ thống tự động gọi loa mời bênh nhân vào các Quầy tiếp đón tương ứng. 
  • Sau khi xử lý các hoàn thiện tại quầy tiếp đón và Quầy thu viện phí Bệnh nhân tiếp tục được xếp số tại các phòng khám và cận lâm sàng.
Quầy tiếp nhận bệnh nhân
  • Là đầu vào thông tin của “Hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện” đảm bảo toàn bộ hệ thống hoạt động xuyên suốt từ lúc tiếp nhận bệnh nhân vào viện cho đến khi kết thúc quá trình khám bệnh.
  • Phần mềm gọi loa mời từng bệnh nhân vào phục vụ 
  • Phân loại đối tượng Thu phí và đối tượng Bảo hiểm y tế và đối tượng Quân 
  • Đối với Bệnh nhân dịch vụ phải đi thu phí trước, đối với bệnh nhân Bảo hiểm, Quân bệnh viện có thể thiết lập quy trình thu tạm ứng trước khi làm dịch vụ. 
  • Tự động chuyển hồ sơ bệnh nhân từ khâu tiếp nhận lên khâu khám bệnh
Khám bệnh
  • Bác sỹ làm việc trong phòng khàm bệnh khi đăng nhập chương trình đã có sẵn danh sách chờ khám.
  • Phần mềm gọi loa mời từng bệnh nhân vào phục vụ 
  • Bác sỹ hỏi bệnh, kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn 
  • Chỉ định các dịch vụ cận lâm sàng, lâm sàng. 
  • Chuyển bệnh nhân đi làm dịch vụ
Quản lý cận lâm sàng
  • Bác sỹ làm việc trong phòng CLS khi đăng nhập chương trình đã có sẵn danh sách chờ làm CLS.
  • Phần mềm gọi loa mời từng bệnh nhân vào phục vụ 
  • Bác sỹ thực hiện các thủ thuật, các dịch vụ CLS 
  • Thiết lập phiếu dịch vụ CLS , trả kết quả cho bệnh nhân 
  • Tại đây, phần mềm cho phép kết nối trực tiếp tới các máy siêu âm, X-Quang, Nội soi... để lấy kết quả CLS điền vào Form kết quả 
  • Chuyển bệnh nhân trở lại Phòng khám để kết luận bệnh.
Quản lý lâm sàng
  • Thiết lập các dịch vụ lâm sàng cho bệnh nhân
  • Theo dõi lịch làm các dịch vụ lâm sàng 
  • Lưu kết quả làm dịch vụ lâm sàng  
  • Thống kê vật tư tiêu hao khi làm dịch vụ lâm sàng cho bệnh nhân 
  • Thống kê, báo cáo các dịch vụ lâm sàng
Quản lý thanh toán viện phí và bảo hiểm y tế
  • Quản lý thống nhất danh mục các dịch vụ y tế
  • Công khai tài chính chi cho người bệnh 
  • Quản lý thu chi của người bệnh theo đối tượng 
  • Quản lý thu chi của người bệnh theo đối tượng 
  • Quản lý viện phí ngoại trú   
  • Quản lý viện phí nội trú   
  • Quản lý viện phí của người bệnh có thẻ BHYT   
  • In hóa đơn, báo cáo tài chính
Quản lý dược phẩm
  • Quản lý dược phẩm sử dụng trong toàn bệnh viện, bao gồm cả việc quản lý hoạt động tại quầy bán thuốc.
  • Việc quản lý dược được tuân thủ theo đúng quy định(GPP) của bộ y tế. 
  • Nội dung quản lý: 
    • Nhập, xuất, tồn 
    • Trả lại thuốc, hủy thuốc 
    • Dự trù thuốc vật tư 
    • Quản lý kho chẵn, kho lẻ, tủ trực của bệnh viện 
    • Báo cáo thẻ kho, tổng hợp vật tư tiêu hao, tổng hợp nhập xuất tồn...
Quản lý tài chính kế toán

Quản lý tình hình tài chính kế toán bệnh viện, bao gồm: tiền mặt; ngân quỹ; tạm ứng; ngân hàng; công nợ phải thu, phải trả; chi phí; doanh thu; kế toàn tài sản cố định, công cụ dụng cụ; tổng hợp,…

Quản lý tái sản cố định

Quản lý hồ sơ tài sản cố định-trang thiết bị y tế, thông tin chi tiết từng tài sản, quá trình sử dụng, điều chuyển, báo cáo thống kê,...

Báo cáo phục vụ lãnh đạo

Kết xuất tất cả báo cáo phục vụ nhu cầu quản lý, điều hành hoạt động phòng khám của bệnh viện bệnh viện.
  • Báo cáo theo từng phân hệ
  • Báo cáo tổng thể, chi tiết 
  • Báo cáo quản trị theo dạng Bản in, Biểu đồ 
  • Xuất báo cáo ra các định dạng: Excel, Word, Web, CSV, ISO,..
Quản lý nhân sự, tiền lương 
  • Quản lý nhân sự;
  • Quản lý tiền lương và BHXH ;
  • Quản lý báo cáo thống kê .
Phân hệ quản lý trang thiết bị y tế 
  • Xây dựng danh mục chuẩn các trang thiết bị y tế thống nhất sử dụng trong toàn bệnh viện.
  • Thiết kế hệ thống các danh mục thiết bị y tế phục vụ cho tác nghiệp xuất nhập và cấp phát trang thiết bị. 
  • Xây dựng màn hình nhập liệu cho phép khai báo mới, sửa chữa hay hủy bỏ từng loại danh mục trên.  
  • Quản lý được các thông tin tình trạng sử dụng của trang thiết bị y tế, có khả năng kết xuất các báo cáo về tình trạng trang thiết bị hiện tại. 
  • Xây dựng giao diện nhập liệu cho các chức năng nhập trang thiết bị y tế gồm có: nhập mới thiết bị và nhập lại thiết bị từ khoa phòng. 
  • Thiết kế màn hình làm việc cho chức năng cấp phát trang thiết bị cho các khoa phòng, điều chuyển trang thiết bị giữa các khoa phòng và chức năng điều chuyển trang thiết bị ngoại viện. 
  • Xây dựng màn hình nhập liệu cho các thông tin sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị. Xác định được trường hợp sửa chữa nâng cấp làm tăng giá trị thiết bị để có cơ sở tính khấu hao. 
  • Xây dựng màn hình chức năng lập danh sách thanh lý thiết bị xin thanh lý và chức năng thanh lý thiết bị. 
  • Cập nhật được đầy đủ các thông tin cần thiết của quy trình quản lý do Bộ Y tế, Sở Y tế ban hành. 
  • Phải tự động hóa quá trình tính toán, cung cấp chức năng tra cứu, tìm kiếm theo các tiêu chí khác nhau.
  • Các biểu mẫu báo cáo thống kê được kết xuất từ phần mềm phải đáp ứng đủ, tuân theo các mẫu giấy phiếu thiết bị y tế do Bộ Y tế ban hành. 
  • Đáp ứng được báo cáo thống kê theo yêu cầu của Sở Y tế, của bệnh viện.
Tích hợp mã số, mã vạch
  • Mỗi bệnh nhân được quản lý theo mã vạch được in theo hồ sơ;
  • Mã vạch được in trên các phiếu dịch vụ giúp bác sỹ nhận diện bệnh nhân và  trả kết quả chính sách;
  • Hệ thống cho phéo lưu trữ dữ liệu bệnh nhân trên hệ mã vạch 2 chiều giúp bệnh nhân mang hồ sơ đi đâu các bệnh viện khác cũng có thể đọc được tiểu sử khám bệnh.
Nguyễn Học

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Ý nghĩa của việc đóng và tách bộ hàng hóa trong kinh doanh

Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VÀ TÁCH BỘ HÀNG HÓA

Các mặt hàng bán ra trên thị trường đều có mã hàng, mã vạch và thông tin liên quan tới mặt hàng đó. Việc này có lẽ khá quen thuộc với mọi người. Tuy nhiên, có một hoạt động cũng được coi là tương đối mới mẻ, nếu bạn nhận thấy rằng trước nay mình mua kem đánh răng và bàn chải là 02 mã hàng riêng biệt, thì nay bạn thấy chúng có trong một “gói hàng", chúng được kẹp hoặc được đóng gói lại với nhau.

Hoặc bạn mua trà Nestea tự nhiên thấy có thêm cái cốc thủy tinh trong đó, mua một là lại thành hai, cái đó chúng ta gọi là “Đóng bộ mặt hàng".

Hoặc như bạn đang quen thuộc mua cả bộ máy vi tính, nay bạn mua lẻ từng thành phần chi tiết như chuột, bàn phím…chúng ta gọi đó là “Tách bộ mặt hàng"

Các hoạt động này bạn có thể bắt gặp tại nhiều nơi và vào những dịp đặc biệt như lễ, Tết,…Bạn sẽ thấy một gói hàng gồm có đủ rượu, thuốc lá, mứt, bánh kẹo…và Sau dịp tết người ta lại tách những gói này ra và bán chi tiết từng loại hàng hóa

Do đó, hoạt động đóng hay tách bộ mặt hàng cũng chỉ là hoạt động nhằm kích thích nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng, làm tăng thị hiệu, tạo ra một sự mới mẻ trong quá trình mua hàng.

THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN PHẦN MỀM 1C:BÁN LẺ 8

Hiểu được nhu cầu trên, phần mềm 1C:BÁN LẺ 8phần mềm bán hàng có sẵn tính năng đóng và tách hàng hóa. Người sử dụng phần mềm khi mua sản phẩm có thể sử dụng ngay tính năng này khi có phát sinh.

Chương trình sử dụng đúng hai khái niệm bên trên: Đóng bộ mặt hàng và tách bộ mặt hàng để thực thi hoạt động bên trên
.

ĐÓNG VÀ TÁCH MẶT HÀNG THEO ĐỊNH MỨC

Định mức là khái niệm dùng để quy định sẵn số lượng mặt hàng tạo thành và mặt hàng giảm đi. \

Khi hoạt động đóng bộ diễn ra điều đó có nghĩa là một mã hàng mới được sinh ra, Người ta thường quy định mã hàng này sẽ được quy định bởi bao nhiêu thành phần chi tiết.

Lấy ví dụ định mức cho 01 gói quà tết 2013 sẽ gồm: 01 hộp mứt, 01 chai rượu, 01 cây thuốc lá, 02 gói bánh kẹo. Khi thực hiện đóng bộ hàng này theo định mức, chương trình sẽ tự động tăng bộ hàng và giảm tồn kho thành phần chi tiết.

ĐÓNG VÀ TÁCH MẶT HÀNG KHÔNG THEO ĐỊNH MỨC

Hoạt động này chính người dùng sẽ phải ghi rõ số lượng mặt hàng tăng lên và mặt hàng thành phần chi tiết giảm đi. Chương trình sẽ không căn cứ và định mức để ghi nhận tăng, giảm hàng hóa nữa

DÁN NHÃN GIÁ VÀ TEM, ĐẶT GIÁ CHO MÃ HÀNG MỚI ĐÓNG GÓI

Chắc chắn rồi, khi một mã hàng mới được sinh ra nó cũng như bao mặt hàng khác, phải có thông tin đi kèm như tên gọi, mã hiệu, mã hàng, thuế suất, mã vạch, đơn giá bán lẻ…

Mặt hàng mới tạo này diễn ra trong nội bộ đơn vị cho nên đơn vị có thể tạo mã vạch cho nó, đặt bảng giá nó nó và các thủ tục về in tem, in nhãn giá, chuyển lên quầy bán hàng cũng diễn ra y hệt như những mặt hàng khác

AI LÀ NGƯỜI THỰC HIỆN ĐÓNG VÀ TÁCH BỘ

Thường là bộ phận kho, nơi kiểm soát thông tin và tồn kho hàng hóa, bộ phận kho có thể tăng ca, tăng người làm khi công việc quá tải. Dĩ nhiên, bộ phận kho chỉ thực hiện hoạt động này khi có lệnh từ cấp trên.

Tóm lại, hoạt động đóng và tách hàng hóa có thể hiểu là một trong những hoạt động về marketing, nó diễn ra theo thời vụ chứ không xuyên suốt trong cả năm. Mục đích chính vẫn không ngoài kích cầu mua bán, tăng số lượng hàng bán ra, giải phóng số hàng còn tồn kho không cần thiết, là một trong những chương trình marketing khá hiệu quả và nhiều đơn vị áp dụng.

Ngô Tiến