Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

Ứng dụng phần mềm kế toán tại công ty sản xuất cửa nhựa


1. Quản lý thông tin nguyên vật liệu 

Nguyên vật liệu đầu vào của ngành sản xuất cửa nhựa khá đa dạng và nhiều chủng loại: Phôi nhựa, các thiết bị đi kèm,...Vì vậy cần theo dõi chi tiết: tên gọi, mà hàng, nước sản xuất cho từng nguyên vật liệu đầu vào, 
danh mục mặt hàng,  phân loại mặt hàng chi tiết.

2. Quản lý TSCĐ

Các doanh nghiệp sản xuất cửa nhựa thường được áp dụng với quy mô lớn. Các thiết bị máy móc được sử dụng trong quá trình sản xuất chủ yếu là các dây truyền sản xuất với giá trị lớn. Vì vậy việc theo dõi thông tin tài sản cố định của doanh nghiệp và tiến trình trích khấu hao của các tài sản đó là vô cùng quan trọng.
1C:KẾ TOÁN 8 hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu trên với các tính năng sau:
  • Quản lý tài sản cố định đầy đủ các thông tin như: tên tài sản, số lượng, loại tài sản, đơn vị tính, hình ảnh, nước sản xuất, năm sản xuất, công suất, tính trạng lúc mua, lý do tăng, ngày sử dụng, ngày mua ....
  • Theo dõi công cụ dụng cụ về nguyên giá, giá trị phân bổ, giá trị còn lại, nguồn vốn, bộ phận sử dụng, mục đích sử dụng, nước sản xuất, ngày đưa vào sử dụng, ngày hỏng, ngày giảm…
  • Cho phép ghi nhận tất cả các trường hợp phát sinh tăng TSCĐ của doanh nghiệp như: tăng do mua sắm, được biếu tặng, được nhận vốn góp hoặc nhận vốn cấp bằng TSCĐ, kế toán TSCĐ phát hiện thừa,.. có thể hạch toán giá mua, chi phí mua (Chi pí vận chuyển), nguyên giá chi tiết theo từng TSCĐ tương ứng với từng bộ phận, phòng ban sử dụng.  Ngoài ra, chương trình còn có thể ghi nhận các trường hợp ghi tăng khác liên quan đến TSCĐ như: sửa chữa nâng cấp TSCĐ hoặc ghi nhận TSCĐ có qua thời gian chạy thử, lắp đặt...
  • Cho phép ghi nhận các trường hợp phát sinh giảm TSCĐ của doanh nghiệp như: nhượng bán, thanh lý TSCĐ và ghi giảm TSCĐ thu hồi phế liệu. Chi phí liên quan đến việc giảm tài sản cố định được theo dõi chi tiết cho từng tài sản, từng lần ghi giảm. 
  • Ngoài ra, chương trình có thể ghi nhận các trường hợp ghi giảm khác liên quan đến TSCĐ như: giảm do phát hiện thiếu khi kiểm kê, giảm do đưa đi góp vốn liên doanh… 
  • Cho phép ghi nhận nghiệp vụ luân chuyển TSCĐ từ bộ phận này chuyển sang bộ phận khác. Cho phép theo dõi TSCĐ sử dụng theo thời vụ.
  • Cho phép điều chỉnh các thay đổi, biến động của từng tài sản theo từng thời kỳ như: mức khấu hao, giá trị khấu hao, tỷ lệ khấu hao, có tính khấu hao hay không, phân bổ khấu hao cho tài khoản, đối tượng, công trình.
  • Phân bổ khấu hao cho nhiều tài khoản, nhiều đối tượng, nhiều bộ phận, nhiều công trình.
  • Tính khấu hao theo nhiều phương pháp như: đường thẳng đều, giá trị giảm dần, tỷ lệ với khối lượng sản phẩm...Một tài sản có thể lựa chọn tính khấu hao theo một phương pháp bất kỳ tại từng thời điểm khác nhau sao cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của thời kỳ đó. 
3. Quản lý đa dạng các hình thức sản xuất  


Sử dụng bất kỳ bộ sản phẩm 1C:KẾ TOÁN 8 nào, doanh nghiệp đều có thể áp dụng để hạch toán cho nhiều công ty (không bị giới hạn số lượng công ty) và đầy đủ các loại hình hoạt động thương mại, dịch vụ, sản xuất và xây dựng.  


Sản xuất theo đơn hàng, hợp đồng
  • Chương trình hỗ trợ theo dõi tiến độ và tính giá thành sản xuất theo đơn hàng, hợp đồng. Từ đó lập báo cáo tính lãi gộp cho từng đơn hàng, hợp đồng sản xuất.
  • Sản xuất theo đơn hàng, hợp đồng gồm có các thành phẩm có số lượng nhập xuất tồn và thành phẩm cũng có thể là dịch vụ. 
Sản xuất theo định mức
  • Bảng định mức được thiết lập ngay từ khi bắt đầu sản xuất thành phẩm. Một thành phẩm có thể được thiết lập nhiều bảng định mức nhằm đáp ứng linh động cho tình hình sản xuất kinh doanh.
  • Số lượng vật tư được xuất ra được tính toán tự động theo bảng định mức đã được thiết lập cho thành phẩm.
  • Ngành sản xuất theo định mức như sản xuất bảng linh kiện điện tử, sản xuất nội thất văn phòng,… 
 Sản xuất theo kế hoạch sản xuất  
  • Số lượng, giá thành thành phẩm được tự động tính toán, theo dõi theo từng kế hoạch sản xuất. Đồng thời quản ý nhập xuất tồn, báo cáo bán hàng theo kế hoạch sản xuất.
  • Doanh nghiệp có thể lập mã kế hoạch sản xuất và sau đó thực hiện theo dõi tình hình sản xuất theo kế hoạch sản xuất 
Sản xuất theo công đoạn  
  • Quy trính sản xuất thành phẩm có thể được quản lý theo nhiều giai đoạn, giai đoạn trước là đầu vào của giai đoạn sau cho tới khi hoàn thành thành phẩm. Các giai đoạn sản xuất có thể được sản xuất nối tiếp, hoặc sản xuất song song. Tùy vào thực tế, các giai đoạn này có thể kết hợp với nhau theo hình thức có các công đoạn hoạt động nối tiếp, các công đoạn khách hoạt động song song.
  • Ngành sản xuất theo công đoạn như xây dựng công trình xây dựng, lắp ráp máy tính gồm nhiều bán thành phẩm là các bảng điện tử, các thành phần của bộ máy tính 
Thuê gia công
  • Quản lý theo dõi vật tư xuất đem thuê gia công và chi phí thuê gia công. Chu trình thuê gia công cũng là một công đoạn trong quy trình sản xuất thành phẩm cuối cùng.  

Nhận gia công
  • Quản lý theo dõi số lượng vật tư nhận gia công, ghi nhận doanh số dịch vụ gia công cho đơn vị thuê gia công. Toàn bộ các nguyên vật liệu nhận được theo dõi cụ thể theo từng tiến trình của quy trình sản xuất nhận gia công.

4. Tính giá thành

Hạch toán chi phí trực tiếp  
  • Hạch toán chi phí NVL
  • Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
  • Hạch toán chi phí mua ngoài tính vào chi phí trực tiếp 
Hạch toán chi phí gián tiếp
  • Các khoản chi phí gián tiếp được kế toán cập nhật các nghiệp vụ phát sinh thực tế trong kỳ hoặc do chương trình tự động tính toán dựa trên các tiêu thức xác lập sẵn của các tài sản cố định, công cụ dụng cụ. Đó là cơ sở để đến cuối kỳ, chương trình tự động phân bổ các khoản chi phí gián tiếp để tính giá thành cho các thành phẩm nhập kho. Tiêu thức phân bổ chi phí gián tiếp được người quản trị thiết lập trước khi thực hiện thao tác đóng sổ cuối kỳ. Các khoản chi phí gián tiếp được cập nhật, theo dõi cho từng kỳ phát sinh và đến cuối kỳ được phân bổ dựa trên các chỉ tiêu đã được thiết từ trước khi phân bổ.
  • Các khoản mục chi phí gián tiếp gồm:
    • Tự động tính toán, hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ, phân bổ CCDC theo các tiêu thức phân bổ chi phí gián tiếp
    • Tự động phân bổ các khoản hạch toán chi phí trả trước theo các tiêu thức phân bổ chi phí gián tiếp
    • Hạch toán chi phí chung mua ngoài, thuê ngoài được tính là chi phí chung 
Phân bổ chi phí sản xuất chung

Chương trình phần mềm có sẵn các phương thức phân bổ chi phí chung và người quản lý có thể lựa chọn sử dụng theo tình hình phát triển, sử dụng thực tế. Toàn bộ các tiêu thức phân bổ này, có thể sử dụng đồng thời cho nhiều danh mục chi phí có tính chất khác nhau hoặc cho các mục chi phí có tính chất tương tự nhau. 

Thống kê sản phẩm dở dang  


Việc thực hiện một đơn hàng thường kéo dài qua nhiều kỳ kế toán, như vậy công tác thống kê sản phẩm dở dang tại cuối mỗi kỳ là cần thiết để tính giá thành cho kỳ đó. Một sản phẩm gỗ thường có nhiều chi tiết, 1C:KẾ TOÁN 8 hỗ trợ việc xác định sản phẩm tương đương khi thống kê các chi tiết dở dang.


5. Quản trị sản xuất  

1C:KẾ TOÁN 8 đáp ứng nhu cầu quản trị sản xuất từ lúc lập kế hoạch cho đến khi hoàn tất sản xuất và tính giá thành:
  • Chương trình cho phép theo dõi tiến độ sản xuất của từng đơn hàng. Việc theo dõi quá trình lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch xuất kho cho từng lệnh sản xuất giúp người quản lý giám sát chặt chẽ việc sử dụng nguyên vật liệu cho sản xuất.
  • Chương trình tự động thực hiện tính toán nhu cầu vật tư để từ đó đưa ra con số chênh lệch so với nhu cầu sản xuất thành phẩm.
  • Tính toán nhu cầu vật tư hoàn toàn được tính toán theo từng thành phẩm. Đặc biệt những thành phẩm được sản xuất theo nhiều công đoạn, việc tính toán nhu cầu vật tư sẽ cho người quản lý thấy công đoạn nào đã sản xuất đủ, công đoạn nào còn thiếu, tránh được tình trạng dư thừa hoặc thiếu ở một khâu nào đó trong chu trình sản xuất. 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét