Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Phần mềm quản lý cửa hàng bán sim, thẻ cần những yêu cầu gì?

Hệ thống cửa hàng bán sim, thẻ điện thoại cũng giống như các cửa hàng thông thường khác, việc quản lý cũng cần được quản lý một cách rõ ràng, minh bạch vì các nghiệp vụ cũng chỉ xoay quanh việc bán buồn sim, thẻ cho đại lý khác và bán lẻ cho khách hàng tiêu dùng. Trong bài viết, tôi sẽ xoay quanh việc ứng dụng phần mềm 1C:BÁN LẺ 8 vào quản lý chuỗi cửa hàng sim, thẻ điện thoại. 


1.   Quản lý sim, thẻ điện thoại (hàng hóa)

- Sử dụng nhóm hàng hóa: nhóm hàng hóa được sử dụng để phân loại theo sim, thẻ điện thoại theo các nhà cung cấp mạng điện thoại. Ví dụ: Viettel, Mobifone, Vinaphone, Vietnammobile.
- Sử dụng danh mục hàng hóa: Danh mục hàng hóa được sử dụng để khai báo và phân loại các thẻ điện thoại theo mệnh giá, mỗi mệnh giá của từng hãng là một mã hàng. Ví dụ: Thẻ Viettel 50K, Thẻ Viettel 100K, Thẻ mobile 50K, Thẻ mobile 100K, Thẻ Vina 50K, Thẻ Vina 100K, ... Đối với sim điện thoại có hai cách để đặt tên, một là đặt tên chung sim theo từng nhà mạng như mobile 10 số. Cách này sẽ không giúp người bán hàng biết được cụ thể từng số của sim, chỉ quản lý được tổng số nhập xuất, tồn của sim. Cách hai, số của sim sẽ được đặt thành tên mặt hàng. Ví dụ 0983715689. Khi bán hàng người bán hàng sẽ gõ theo số khách hàng muốn mua để bán hàng.  
- Quản lý serial: kích hoạt tính năng quản lý serial trong dạng mặt hàng để quản lý serial cho thẻ điện thoại, sim nếu cần. Công việc này có thể không cần thiết do khách hàng mua thẻ sẽ nạp ngay, mua sim nếu sim lỗi sẽ được cấp lại từ nhà mạng. 
2. Quản lý thông tin khách hàng

- Sử dụng nhóm đối tác: nhóm đối tác được sử dụng để phân loại các nhà cung cấp và khách hàng theo nhiều tiêu chí khác nhau, có thể phân nhóm theo khu vực, theo đặc điểm của nhà mạng. Ví dụ, nhóm nhà cung cấp, nhóm khách hàng dùng viettel, nhóm khách hàng dùng viettel-mobile. Khi khách hàng ban đầu chỉ dùng viettel nhưng sau đó lại dùng thêm mobile thì sẽ sử dụng tiện ích chuyển nhóm từ nhóm viettel sang nhóm viettel-mobile. 
- Sử dụng danh mục đối tác: danh mục đối tác sẽ được sử dụng để ghi nhận tên của các nhà mạng, tên khách hàng. Đối với nhà cung cấp, sử dụng mặt hàng được cung cấp để điền tên các sim, thẻ điện thoại mà nhà cung cấp đó cung cấp cho cửa hàng. 
3. Quản lý chương trình khuyến mại

Đặc thù của sim, thẻ điện thoại là cho dù có khuyến mại thì sim, thẻ vẫn được bán ở một mức giá nhất định như thẻ mệnh giá 100 nghìn vẫn được bán ổn định mở mức giá 96.000 VND. Việc khuyến mại làm tăng giá trị nạp của thẻ chứ không phải làm giảm giá của từng mệnh giá thẻ điện thoại. Riêng sim điện thoại có thể cũng bán ở nhiều mức giá khác nhau nhưng cho dù có khuyến mại thì cũng không ảnh hưởng tới giá bán mà chỉ làm tăng số tiền trong tài khoản sử dụng của khách hàng. Do vậy, chương trình khuyến mại chủ yếu được tính chiết khấu cho khách hàng khi mua thẻ. Phần chiết khấu sẽ được ảnh hưởng từ việc đặt giá cho từng mệnh giá thẻ, sim điện thoại và đặt chương trình chiết khấu cho khách hàng.
- Đặt bảng giá cho sim, thẻ điện thoại: bảng giá của thẻ điện thoại sẽ được đặt theo mệnh giá của thẻ, đối với sim điện thoại sẽ tùy thuộc vào từng mạng mà có mức giá khác nhau cho loại sim. Ví dụ, thẻ Viettel mệnh giá 100 nghìn được bán với giá 96 nghìn. 
- Đặt số tiền chiết khấu: sử dụng chiết khấu phụ thu để đặt chiết khấu theo một số tiền nhất đinh hoặc theo phần trăm khi khách hàng mua với một đơn hàng với số lượng lớn. Ví dụ, đơn hàng trị giá 5 triệu đồng của khách hàng mua để phát cho nhân viên trong công ty được chiết khấu 10%. 
- Đặt thời hạn chiết khấu: sử dụng chương trình marketing để đặt thời hạn cho chương trình chiết khấu cho khách hàng. 
4. Quản lý bán buôn, bán lẻ

- Bán buôn: bán buôn thẻ, sim điện thoại vẫn được bán buôn như bán các mặt hàng thông thường khác. Giá sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận giữa bên mua và bên bán. Các chương trình chiết khấu sẽ phụ thuộc vào chính sách để tính toán. 
- Mua lô bán lẻ: sử dụng tính năng đóng bộ, tách bộ để tách lô sim điện thoại ra thành từng số điện thoại để thực hiện đặt giá bán lẻ cho khách hàng. 
- Bán lẻ: sử dụng màn hình bán hàng để thực hiện chọn sim, mệnh giá thẻ bán cho khách hàng. Sau đó thực hiện tính toán các chương trình giảm giá cho khách hàng khi thực hiện thao tác thu tiền. 
5. Báo cáo

- Báo cáo bán hàng: báo cáo theo nhân viên, báo cáo theo khách hàng, báo cáo theo thẻ ưu đãi, ...
- Báo cáo biến động serial
- Báo cáo nhập xuất tồn
- Báo cáo công nợ với nhà cung cấp, khách hàng

Hoàng Ánh


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét