Trong các ngành sản
xuất vật chất của xã hội, ngành xây lắp chiếm một tỷ trọng lớn với nhiều
điểm khác biệt về cách thức sản xuất cũng như phương pháp quản lý. Để phản ánh
trung thực, kịp thời và chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh các đơn vị
xây lắp cần phải sử dụng một chương trình phần mềm quản lý phù hợp với công tác
kế toán cũng như công tác quản trị của doanh nghiệp mình. Phần mềm 1C:KẾ TOÁN 8
hoàn toàn có thể đáp ứng các yêu cầu của đơn vị xây lắp.
Kế toán hàng tồn kho
Kế toán hàng tồn kho
Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động do doanh nghiệp xây lắp mua ngoài hay tự sản xuất hoặc nhận của bên giao thầu công trình dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh xây lắp, sản xuất sản phẩm công nghiệp, dịch vụ.
Trong ngành xây dựng nguyên vật liệu thường được xuất dùng trực tiếp cho từng công trình mà không qua nhập kho. Do vậy, nhu cầu đặt ra đối với kế toán là theo dõi được tình hình nhập xuất tồn của từng loại vật tư theo từng công trình. Ngoài ra, theo quy định của Bộ Tài chính, việc hạch toán tổng hợp hàng tồn kho trong kế toán xây dựng chỉ được áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên mà không áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ.
Phần mềm 1C:KẾ TOÁN 8 hạch toán hàng tồn kho:
- Ghi nhận các chứng từ nhập kho/xuất kho vật tư;
- Chương trình cho phép hỗ trợ việc xuất
kho theo định mức nguyên vật liệu;
- Cho phép tính giá xuất kho vật tư theo nhiều phương pháp: bình quân gia quyền, bình quân đích danh, nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước;
- Theo dõi chi tiết nhập, xuất, tồn kho vật tư theo từng kho, từng mặt hàng;
- Theo dõi hàng nhập khẩu, thuế nhập khẩu, thuế VAT trong nước;
- Kiểm kê vật tư, hàng hóa;
- Giá xuất bình quân theo từng công trình, từng kho hay tất các kho;
- Phân nhóm vật tư theo nhiều cấp tùy ý như: Chủng loại vật tư, nhóm vật tư, loại vật tư,....;
- Theo dõi chi tiết và tổng hợp xuất vật tư hàng hóa theo từng đối tượng công nợ, theo từng công trình hợp đồng;
- Theo dõi chi tiết vật tư theo hai dạng: nhập thông qua kho hay nhập và xuất thẳng vào công trình (không thông qua kho).
Kế toán chi phí và giá thành
Ngoài các tài khoản dùng để hạch toán chi phí như tài khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp, tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung, trong xây dựng kế toán còn sử dụng thêm tài khoản 623 - Chi phí sử dụng máy thi công. Đây là tài khoản dùng để theo dõi, hạch toán các khoản chi phí phát sinh như: chi phí nguyên vật liệu cho máy hoạt động, tiền công nhân công lái máy, chi phí sửa chữa bảo dưỡng máy,...
Khi công trình được bàn giao, đưa vào sử dụng, có thể phát sinh các chi phí liên quan đến sửa chữa, bảo hành công trình.
Một điểm khác biệt về hạch toán chi phí trong kế toán xây dựng đó là: các khoản trích theo lương như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân công trực tiếp và nhân công lái máy không được tính tương ứng vào tài khoản 622, 623 mà được tính vào tài khoản 627- chi phí sản xuất chung.
Các chi phí phát sinh trong xây dựng rất đa dạng và phức tạp. Trong đó có những khoản chi phí chung cần phân bổ đến từng công trình, từng hạng mục cụ thể, kế toán xây dựng cần có cách thức phân bổ phù hợp để phục vụ công tác quản lý chi phí, giá thành theo công trình.
Phần mềm 1C cho phép tập hợp các chi phí trực tiếp tới từng công trình, các chi phí gián tiếp được hạch toán trên 627 hoặc 1547 và được phân bổ tới từng công trình theo tiêu thức đã thiết lập tại chính sách kế toán của doanh nghiệp.
Thông qua chứng từ "Biên bản cung cấp dịch vụ" việc xác định giá vốn trong kế toán xây dựng thường kết chuyển trực tiếp từ tài khoản 154 sang tài khoản 632 tương ứng với doanh thu ghi nhận từng lần nghiệm thu khối lượng hoàn thành mà không nhập kho thành phẩm vào tài khoản 155.
Kế toán tài sản cố định
Trong doanh nghiệp xây lắp, TSCĐ thường có giá trị lớn, việc quản lý khó khăn do được sử dụng phân tán trên nhiều địa bàn khác nhau. Phương pháp khấu hao TSCĐ mà các doanh nghiệp thường sử dụng là phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Tuy nhiên do đặc thù ngành xây dựng, máy móc sử dụng không liên tục, phụ thuộc vào đặc điểm thi công nên phương pháp khấu hao theo sản lượng được sử dụng rộng rãi. Phần mềm 1C hoàn toàn có thể trích khấu hao theo đường thẳng hoặc theo thời vụ mong muốn. Việc trích khấu hao được thực hiện tự động bằng chứng từ "Đóng sổ cuối kỳ".
Kế toán công nợ và vốn bằng tiền
- Theo dõi biến động của tiền mặt tại quỹ cũng như từng tài khoản trong ngân hàng
- Theo dõi công nợ phải thu và phải trả theo từng đối tượng, hợp đồng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét