Các cửa hàng bán sim, thẻ điện thoại được hình thành rất nhiều từ những năm 2009 trở lại đây. Có thể nói thu nhập của người dân ngày càng tăng lên vì thế mỗi người hầu hết đều sở hữu cho mình từ 1 đến 2 chiếc điện thoại. Nhu cầu liên lạc là rất lớn, kéo theo đó là chi phí để nạp tiền vào tài khoản (mua thẻ hoặc mua sim) cũng tăng lên đáng kể.
Nói về việc phát hành sim thì có những đợt các nhà mạng như Viettel, Mobiphone, Vinaphone…phát hành rất lớn số lượng sim, sau này tổng kết lại những sim như vậy được đặt cho cái tên là “Sim rác”. Nhưng chủ đề của chúng ta hôm nay không phải là “Sim rác”, mà là yêu cầu quản lý sim, thẻ tại cửa hàng như thế nào?
Các yêu cầu chính trong việc quản lý tại cửa hàng sim, thẻ là:
Nói về việc phát hành sim thì có những đợt các nhà mạng như Viettel, Mobiphone, Vinaphone…phát hành rất lớn số lượng sim, sau này tổng kết lại những sim như vậy được đặt cho cái tên là “Sim rác”. Nhưng chủ đề của chúng ta hôm nay không phải là “Sim rác”, mà là yêu cầu quản lý sim, thẻ tại cửa hàng như thế nào?
Các yêu cầu chính trong việc quản lý tại cửa hàng sim, thẻ là:
- Quản lý về mặt số seri của sim, thẻ
- Quản lý theo từng mệnh giá
- Quản lý doanh số bán hàng
- Quản lý số lượng sim, thẻ bán được để hưởng chiết khấu
- Quản lý tiền mặt thực tế thu được
- Cơ chế quản lý tập trung khi có chuỗi cửa hàng bán sim thẻ
Trong phần đầu tiên của bài viết tuần này, tôi đề cập tới yếu tố “quản lý số seri của sim thẻ”
Hãy hình dung, chúng ta có các mệnh giá sim, thẻ khác nhau. Có loại 200K, 100K, 50K, 20K, 10K…Do đó, chúng ta nên phân chia thành những mặt hàng tương đương với những mệnh giá này.
Chúng ta lại có hai khái niệm sim và thẻ, do đó chúng ta nên phân biệt nhóm sim và nhóm thẻ riêng biệt để dễ dàng quản lý.
Cơ chế quản lý sẽ là phân nhóm sim và thẻ theo dạng hình cây, bên trong nhóm chính là những mặt hàng
Việc bố trí này sẽ giúp cho người sử dụng quản lý được thông tin sim, thẻ một cách khoa học
Trong chương trình có khái niệm seri, đây là danh mục đơn trị, tức là không thể trùng được số seri của sim, thẻ này với sim, thẻ khác.
Khi đó, tại quy trình nhập hàng và xuất bán, chương trình sẽ hỏi và cần chỉ ra seri, điều này có ảnh hưởng rất lớn việc báo cáo tồn kho và báo cáo doanh thu khi bán Sim, thẻ
Nếu không có khái niệm seri, tôi thấy một số phần mềm sử dụng Mã hàng để quản lý. Điều này cũng được, khi nhập hàng sẽ tạo ra những mã hàng mới và mã hàng cũng là đơn trị. Tuy nhiên, khi áp dụng khai báo mã hàng thì mỗi đợt nhập chúng ta sẽ phải khai sinh ra rất nhiều mã hàng khác nhau. Bỗng nhiên danh mục Sim, thẻ, mệnh giá chỉ có một mà bây giờ phải khai báo nhiều mã hàng khác nhau. Do đó, khái niệm seri để quản lý dành cho cửa hàng Sim, thẻ tôi thấy rất phù hợp và hữu ích.
Việc cuối cùng là báo cáo quản lý theo dõi seri để biết được lượng hàng tồn và chính xác là seri nào.
Hãy hình dung, chúng ta có các mệnh giá sim, thẻ khác nhau. Có loại 200K, 100K, 50K, 20K, 10K…Do đó, chúng ta nên phân chia thành những mặt hàng tương đương với những mệnh giá này.
Chúng ta lại có hai khái niệm sim và thẻ, do đó chúng ta nên phân biệt nhóm sim và nhóm thẻ riêng biệt để dễ dàng quản lý.
Cơ chế quản lý sẽ là phân nhóm sim và thẻ theo dạng hình cây, bên trong nhóm chính là những mặt hàng
Việc bố trí này sẽ giúp cho người sử dụng quản lý được thông tin sim, thẻ một cách khoa học
Trong chương trình có khái niệm seri, đây là danh mục đơn trị, tức là không thể trùng được số seri của sim, thẻ này với sim, thẻ khác.
Khi đó, tại quy trình nhập hàng và xuất bán, chương trình sẽ hỏi và cần chỉ ra seri, điều này có ảnh hưởng rất lớn việc báo cáo tồn kho và báo cáo doanh thu khi bán Sim, thẻ
Nếu không có khái niệm seri, tôi thấy một số phần mềm sử dụng Mã hàng để quản lý. Điều này cũng được, khi nhập hàng sẽ tạo ra những mã hàng mới và mã hàng cũng là đơn trị. Tuy nhiên, khi áp dụng khai báo mã hàng thì mỗi đợt nhập chúng ta sẽ phải khai sinh ra rất nhiều mã hàng khác nhau. Bỗng nhiên danh mục Sim, thẻ, mệnh giá chỉ có một mà bây giờ phải khai báo nhiều mã hàng khác nhau. Do đó, khái niệm seri để quản lý dành cho cửa hàng Sim, thẻ tôi thấy rất phù hợp và hữu ích.
Việc cuối cùng là báo cáo quản lý theo dõi seri để biết được lượng hàng tồn và chính xác là seri nào.
Ngô Tiến
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét