Ngay từ ban đầu, phần mềm 1C:BÁN LẺ 8 được thiết kế dành cho doanh nghiệp có nghiệp vụ bán lẻ tại cửa hàng, siêu thị là chủ yếu. Từ định hướng ban đầu đó, giải pháp được tập trung các chức năng chủ yếu dành cho nghiệp vụ bán lẻ tại cửa hàng, siêu thị. Khi đó người quản lý có thể điều hành chuỗi cửa hàng của mình tại văn phòng trung tâm mà đảm bảo được các yếu tố chính xác đến từng cửa hàng trong chuỗi. Tại văn phòng trung tâm, người quản lý thực hiện phân quyền cho từng người dùng, thiết lập các chương trình giảm giá, marketing, điều chuyển hàng hóa, … và đặc biệt là nghiệp vụ mua hàng từ nhà cung cấp. Khi mua hàng từ nhà cung cấp thường phát sinh công nợ, vậy phần mềm 1C:BÁN LẺ 8 có quản lý được không? Và quản lý tới góc độ nào?
Đối với doanh nghiệp thương mại, việc quản lý công nợ là hết sức quan trọng đặc biệt là doanh nghiệp phân phối. Trong chuỗi giải pháp 1C, công nợ được quản lý ở mức hoàn thiện nhất về các tình huống xảy ra thì phần mềm bán hàng 1C:BÁN LẺ 8 tích hợp với phần mềm kế toán 1C:KẾ TOÁN 8 và phần mềm được coi như ERP cho ngành thương mại 1C:Quản lý thương mại. Vậy khi ứng dụng độc lập, phần mềm 1C:BÁN LẺ 8 quản lý công nợ nhà cung cấp tới đâu?
Quản lý tổng hợp công nợ phải trả và phải nhận từ nhà cung cấp trên một báo cáo: công việc quản lý công nợ phải trả, công nợ phải nhận hàng từ nhà cung cấp theo từng ngày sẽ giúp người quản lý hình dung rõ hơn về bức tranh công nợ phải trả và phải nhận từ nhà cung cấp. Báo cáo quản lý công nợ chi tiết theo từng chứng từ đơn đặt hàng nhà cung cấp, đơn nhập mua hàng từ nhà cung cấp và đồng thời có các tiện ích phân biệt các khoản công nợ theo màu sắc để người quản lý có thể phân biệt được ngay các khoản công nợ khi xem báo cáo. Các màu sắc được phân biệt để người quản lý thấy được khoản thanh toán dự tính, thanh toán quá hạn và khoản phải nhận từ nhà cung cấp mà chưa lập chứng từ nhập hàng về kho.
Quản lý công nợ về giá trị hàng cần
nhập từ nhà cung cấp: trong phần mềm có báo cáo “mức độ
thực hiện đơn hàng của nhà cung cấp” mô tả sự chênh lệch về số lượng và giá trị
nhập về kho so với đơn đặt hàng nhà cung cấp. Báo cáo đưa ra số lượng chênh
lệch và tự động tính phần trăm chênh lệch để người quản lý có thể thấy được
ngay mức độ chênh lệch.
Ví dụ, đơn đặt hàng nhà cung cấp gồm
100 hộp sửa Ông thọ nhưng thực thế nhà cung cấp mới giao 60 hộp. Như vậy phần
mềm sẽ tự động tính số hộp đã nhận là 60 và số hộp còn lại là 40 hộp, phần trăm
chênh lệch là 40%.
Quản lý chi tiết số tiền đã thanh
toán cho nhà cung cấp: Phần mềm1C:BÁN LẺ 8 có báo cáo “bảng kê thanh toán cho nhà cung cấp” thực hiện gom toàn
bộ các chứng từ đã được thanh toán toàn bộ hoặc thanh toán một phần cho nhà
cung cấp. Báo cáo được thiết kế thành ba cột chứng từ, cột số tiền tiếp nhận
(số tiền nợ nhà cung cấp) và cột tổng thanh toán. Mỗi chứng từ mua hàng được
tổng hợp thanh toán tương ứng với các phiếu chi. Từ đó người quản lý có cơ sở
để so sánh về số tiền phải trả của từng chứng từ mua hàng. Ngoài các cột được
thiết lập sẵn, người quản lý có thể thêm các cột thông tin khác phục vụ cho nhu
cầu quản lý của mình như cột hình thức thanh toán, …
Trong phầnmềm 1C:BÁN LẺ 8, các thông tin về công nợ được thiết ở chứng từ đặt hàng, mua
hàng rất đầy đủ gồm ngày thanh toán, số lần thanh toán, hình thức thanh toán,
ngày nhận hàng, nhà cung cấp, mặt hàng, số lượng đặt, số lượng nhập, … sẽ tạo
thuận lợi cho việc xây dựng thêm các báo cáo liên quan tới công nợ khác theo
yêu cầu của người quản lý. Giải pháp hoàn thiện nhất về quản lý công nợ khi
phần mềm bán hàng 1C:BÁN LẺ 8 tích hợp với phần mềm kế toán 1C:KẾ TOÁN 8 và
phần mềm ERP dành cho doanh nghiệp thương mại 1C:Quản lý thương mại.
Hoàng Ánh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét