Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

Một chương trình maketing phức tạp được thiết lập thế nào trong chương trình 1C:BÁN LẺ 8?

Để thiết lập được các chương trình marketing trong phần mềm 1C:BÁN LẺ 8, người sử dụng cần thiết lập 3 bước, theo đó bước trước gần đó sẽ là điều kiện cần của bước tiếp sau nó. Do vậy, chương trình marketing chỉ xảy ra khi cả 3 bước đều thỏa mãn các điều kiện đặt ra. sau:

Bước 1: Thiết lập điều kiện cho phép chiết khấu
-     Ở bước này, người sử dụng thiết lập điều kiện tối thiểu hay điều kiện cần của bước 2 để khách hàng nhận được chiết khấu, quà tặng.
-     Điều kiện trong bước này thường liên quan tới số lượng, giá trị mặt hàng, khách hàng, nhóm mặt hàng, …
Bước 2: Thiết lập chiết khấu phụ thu
-     Mức chiết khấu phụ thu có thể là số tiền, phần trăm tính trên giá trị mặt hàng, giá trị đơn hàng,… hoặc quà tặng.
-     Mức chiết khấu cho khách hàng, dạng chiết khấu cho khách hàng được xác định ở bước này.

Bước 3: Thiết lập chương trình marketing
-     Tại đây, sẽ quy định về thời hạn của chương trình giảm giá, chiết khấu, quà tặng,… Một chương trình marketing có thể áp dụng nhiều mức chiết khấu, giảm giá, quà tặng cho khách hàng,… Tùy vào giao dịch đạt ở mức điều kiện nào thì sẽ tính mức giảm giá, quà tặng nằm trong khung điều kiện đó.
-     Ở bước này, chương trình cũng sẽ quy định đối tượng cửa hàng trong chuỗi áp dụng chương trình chiết khấu nào. Trong chuỗi không nhất thiết các chương trình chiết khấu cho các cửa hàng phải giống nhau.

Mô tả tính năng và các ví dụ khi thiết lập chương trình marketing 

Bước 1: Thiết lập điều kiện cho phép chiết khấu
Chiết khấu đơn lẻ - chiết khấu trên một chứng từ bán hàng.
-     Theo số lượng tối thiểu của toàn bộ hàng mua trên đơn hàng. 
Ví dụ: Khách hàng mua số lượng tối thiểu 50 chiếc trên đơn hàng sẽ được tính chiết khấu giảm 10%.
-     Theo giá trị tối thiểu của hàng mua trên đơn hàng. 
Ví dụ: Khách hàng mua với giá trị đơn hàng từ 1 triệu trở lên trên đơn hàng sẽ được tính chiết khấu giảm 10%.
-     Theo số lượng tối thiểu của một mặt hàng trên đơn hàng. 
Ví dụ: Khách hàng mua với giá trị đơn hàng từ 1 triệu trở lên trên đơn hàng sẽ được tính chiết khấu giảm 10%.
-     Theo giá trị tối thiểu của một mặt hàng trên đơn hàng. 
Ví dụ: Khách hàng mua một mặt hàng nào đó trong đơn hàng giá trị từ 1 triệu trở lên trên đơn hàng sẽ được tính chiết khấu giảm 10%.

Chiết khấu theo khối lượng bán hàng lũy kế - bán hàng trong một kỳ cụ thể.
-     Chiết khấu theo giá trị lũy kế mua hàng của khách hàng trong một kỳ. 
Ví dụ: Trong tháng 11/2012, khách hàng mua hàng nhiều lần trong tháng với giá trị lũy kế 100 triệu sẽ được giảm giá 10% cho đơn hàng tiếp theo.
-     Chiết khấu theo số lượng hàng mua lũy kế của khách hàng trong một kỳ. 
Ví dụ: Trong tháng 12/2012, khách hàng mua hàng nhiều lần trong tháng với số lượng lũy kế 100 chiếc sẽ được giảm giá 10% cho đơn hàng tiếp theo.

Chiết khấu theo thời gian bán hàng.
-     Chiết khấu tính theo một khoảng thời gian tính bằng giờ trong một ngày nào đó. 
Ví dụ: Khách hàng mua hàng từ 11h đến 12h trưa thứ 3, 5, 7, CN sẽ được giảm giá 10%.

Chiết khấu theo gói hàng 
·  Chiết khấu được tính cho một gói hàng nào đó được định nghĩa trước khi chiết khấu.
Ví dụ: Khách hàng mua một gói sản phẩm gồm 1 váy, 1 quần âu nam và 1 bộ đồ trẻ em 3 tuổi sẽ được hưởng chiết khấu 10%.

Chiết khấu vào ngày sinh nhật của khách hàng – áp dụng cho khách hàng thân thiết mua hàng vào dịp sinh nhật của khách hàng.
-     Chiết khấu được xác định vào một khoảng thời gian trước và sau ngày sinh của khách hàng. 
Ví dụ: Khách hàng thân thiết sinh ngày 12/12/2012 mua hàng trong khoảng thời gian từ ngày 01/12/2012 đến ngày 24/12/2012 sẽ được hưởng chiết khấu 10%.

Chiết khấu theo bội số của séc tính tiền – số của séc tính tiền (n) chia hết cho số (x) đã chỉ ra lúc ban đầu. 
Ví dụ: Số séc mua hàng của khách hàng là bội số của số 50 sẽ được hưởng chiết khấu 10%.

Theo kiểu người nhận – chiết khấu cho nhóm khách hàng nào đó. 
Ví dụ: Chiết khấu cho khách hàng theo các kiểu người nhận sau:
-     Khách hàng có thẻ hạng kim cương được chiết khấu 70%
-     Khách hàng có thẻ hạng vàng được chiết khấu 50%
-     Khách hàng có thẻ hạng bạc được chiếu khấu 15%
-     Khách hàng có thẻ hạng đồng được hưởng chiết khấu 10%
-     Khách hàng được cấp thẻ thông thường được hưởng chiết khấu 5% 
Hoặc
-     Khách hàng là cá nhân được hưởng mức chiết khấu 10%
-     Khách hàng là tổ chức được hưởng mức chiết khấu 15%
-     Khách hàng là đối tác kinh doanh được hưởng mức chiết khấu 20%.
-     Chiết khấu cho khách hàng thuộc nhóm A (nhóm A được thiết lập bất kỳ) mức chiết khấu 2%. 
Ghi chú:
-     Các ví dụ ở trên được tính chiết khấu theo dạng phần trăm trên đơn hàng. Ngoài ra còn có thể chiết khấu theo nhiều dạng cho phép chiết khấu khác nữa trong mục B.
-     Chiết khấu ở ví dụ trên là chiết khấu ở dạng đơn lẻ. Kế toán còn có thể thiết lập các chương trình chiết khấu kết hợp các chỉ tiêu, điều kiện lại với nhau. 

Bước 2: Thiết lập chiết khấu phụ thu
Chiết khấu theo số tiền trên giá trị đơn hàng (tại mục A) đã được chỉ ra. 
Ví dụ: Khách hàng mua với giá trị đơn hàng từ 1 triệu trở lên trên đơn hàng sẽ được tính chiết khấu giảm số tiền 100 nghìn.
Chiết khấu theo phần trăm trên giá trị đơn hàng – số tiền chiết khấu tính theo phần trăm trên giá trị đơn hàng. 
Ví dụ: Khách hàng mua với giá trị đơn hàng từ 1 triệu trở lên trên đơn hàng sẽ được tính chiết khấu giảm 10%.
Quà tặng – quà tặng có thể là một mặt hàng trong giỏ mua của khách hàng hoặc một mặt hàng bất kỳ nào đó được thiết lập sẵn. 
Ví dụ: Khách hàng mua 10 mặt hàng A được tặng thêm 01 măt hàng A hoặc khách hàng mua 10 mặt hàng A được tặng 01 mặt hàng B nào đó.

Bước 3: Thiết lập chương trình marketing
-     Thiết lập kỳ hiệu lực cho chương trình marketing 
Ví dụ: Hiệu lực từ ngày 12/05/2013 đến ngày 02/09/2013. Áp dụng mức chiết khấu 10% trên giá trị đơn hàng có mức tối thiểu là 10 triệu đồng.
-     Lựa chọn các cửa hàng áp dụng chương trình marketing. 

Cách tính chiết khấu, tặng quà 
Cách tính chiết khấu trong phần mềm có thể thực hiện:
-     Tính chiết khấu tự động theo các chương trình đã thiết lập
-     Tính chiết khấu thủ công đối với các chương trình phát sinh không theo cách xác định trước hoặc không theo logic làm việc nào.
-     Các chương trình chiết khấu có thể được thiết lập sẵn ở dạng danh sách và sau đó sẽ được lựa chọn tùy theo khách hàng. 
Ví dụ: Hai khách hàng cùng mua một đơn hàng với giá trị 1 triệu đồng, mặt hàng giống hệt nhau nhưng khách hàng A được chiết khấu mức chiết khấu theo 10%/giá trị đơn hàng, khách hàng B được hưởng mức chiết khấu 50 nghìn/đơn hàng.

Các thông tin chiết khấu khác
-     Giảm giá theo ngành hàng
-     Giảm giá theo số lượng mua hàng, giá trị đơn hàng
-     Giảm giá theo phần trăm
-     Giảm giá theo số tiền
-     Giảm giá theo ngày sinh của khách hàng, dịp lễ
-     Quản lý khách hàng thân thiết
-     Hạng thẻ của khách
-     Chiết khấu, giảm giá theo hạng thẻ
-     Quà tặng là mặt hàng kèm theo 

Lợi ích khi ứng dụng 
-     Trên đây là một số chương trình chiết khấu, giảm giá tiêu biểu. Dựa trên các chức năng được thiết kế sẵn, kế toán có thể lập ra hàng nghìn các chương trình chiết khấu giảm giá khác nhau. Các chương trình chiết khấu, giảm giá được xác định theo từng khoảng thời gian và có thể chạy độc lập hoặc kết hợp với nhiều chương trình chiết khấu khác dành cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
-     Phân tích được hiệu quả của từng chương trình marketing. 

Hoàng Ánh




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét