Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

Yêu cầu quản lý đối với chuỗi cửa hàng lẩu băng chuyền

Kinh doanh dịch vụ lẩu băng chuyền cũng là một dạng dịch vụ nhà hàng nhưng ở đây, cách bán hàng sẽ khác so với các nhà hàng thông thường khác. Khách hàng vào không cần phải quản lý theo bàn và thực hiện thu tiền trước chứ, khách hàng được dùng nhiều món mà chỉ cần phải trả tiền một lần. Nhìn tổng thể chúng ta thấy, cách quản lý về hàng hóa và khách hàng tương tự nhau chỉ khác nhau ở các nghiệp vụ bán hàng. Sau bài viết này, chúng ta sẽ thấy được sự khác biệt trong cách quản lý kinh doanh nhà hàng lẩu bằng chuyên và kinh doanh nhà hàng thông thường.


Ảnh minh họa

Quản lý hàng hóa: Hàng hóa cũng không cần quản lý quá đặc biệt, chỉ cần quản lý mã hàng, tên hàng, hàng hóa của nhà cung cấp và hạn sử dụng của hàng hóa, nhãn hiệu hàng hóa. Dịch vụ lẩu băng chuyền có thể lập bảng kê định mức để có thể xuất vật tư một cách tự động khi bán hàng.

Quản lý khách hàng thân thiết: Quản lý thẻ thông tin khách hàng thân thiết, các thông tin quản lý gồm số điện thoại, email, tên chủ thẻ, địa chỉ, hạng thẻ.

Quản lý các chương trình giảm giá: Giảm giá theo nhóm khách hàng, theo giờ, theo ngày lễ, theo dịp sinh nhật khách hàng, theo món mới của nhà hàng, bán hàng kèm hàng, giảm giá theo mặt hàng, giảm giá theo giá trị hóa đơn.

Quản lý nhân viên: Quản lý nghiệp vụ từ khi nhân viên thu ngân nhận tiền lẻ trả lại khách hàng, cho tới khi kết thúc phiên bán hàng và ghi nhận doanh thu bán hàng theo các hình thức thanh toán, các hình thức thanh toán được liệt kê riêng lẻ trong đó phân biệt doanh thu giảm giá cho khách hàng,…

Quản lý kho: Quản lý nhập xuất tồn hàng hóa, hạn sử dụng của từng mặt hàng, phân tích mức độ quay vòng của từng nguyên liệu và mặt hàng, hàng hóa có thể quản lý theo đơn vị lẻ và đơn vị đóng gói.

Màn hình bán hàng: Màn hình bán hàng cần được thiết kế theo dạng hình ảnh, nhập nhanh, xem ngay dược tồn kho hàng hóa và giá, chạy được trên màn hình POS để tránh phải dùng chuột máy tính.

Quản lý bán hàng: Bán thẻ voucher cho khách hàng, thanh toán thẻ voucher, thanh toán thẻ tín dụng, thanh toán trả sau. Thanh toán trả sau, được thực hiện đối với khách hàng đặt hàng online hoặc đặt hàng qua điện thoại, email, sau khi đặt cọc tiền đến một thời gian nhất định nào đó mới tới thanh toán để mua voucher. Bán coupon cho nhóm khách hàng và thực hiện thanh toán theo coupon vừa bán ra.

Quản lý vị trí khách hàng: Khi khách hàng vào dùng, có thể mua thêm đồ, khi đó nhà hàng có thể quản lý theo cách khi khách hàng mua thêm thì trả tiền ngay vậy không cần quản lý vị trí nhưng có cách khác là khách hàng gọi đồ sau đó sẽ thanh toán sau, cách này kích thích khách hàng dùng đồ nhiều hơn, do hàng hóa đã bày ra trước mặt thì có thể ăn ngay sau đó mới nghĩ tới tiền. Nếu quản lý theo vị trí, mỗi khách hàng vào ngồi được phát một thẻ vị trí, sau khi ra khỏi nhà hàng có thể trả lại thẻ mà không cần phải thanh toán gì thêm.

Quản lý mua hàng: Mỗi nhà cung cấp được quản lý một danh mục mặt hàng cung cấp, lập riêng một bảng giá, hàng hóa mua có thể phải đặt hàng hàng và nhận giao hàng theo nhiều đợt. Tính toán chênh lệch giữa đặt hàng và nhập hàng vào kho.

Quản lý công nợ: Quản lý chi tiết công nợ phải thu khách hàng, phải trả nhà cung cấp theo kỳ. Trong đó, có thể lập báo cáo theo hạn mức công nợ, tuổi nợ.

Lập các báo cáo quản trị nhà hàng: báo cáo doanh thu theo khách hàng, báo cáo doanh thu theo mặt hàng, báo cáo nhập xuất tồn, báo cáo hạn sử dụng của hàng hóa, báo cáo mua hàng, báo cáo đánh giá các chương trình marketing.

Bài viết dựa trên khả năng xử lý của phần mềm "1C:BÁN LẺ 8". Từ nội dung bài viết chúng ta thấy được sự đa năng của phần mềm "1C:BÁN LẺ 8" khi mà doanh nghiệp có chuỗi cửa hàng kinh doanh theo các mô hình khác nhau mà khi đó tư vấn của công ty 1VS hoàn toàn có thể tư vấn để ứng dụng vào quản lý kinh doanh hiệu quả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét