Công ty "LC SoftService" đã thực hiện tự động hóa nhà máy sản xuất rơ-mooc ô tô Chelyabinsk "Uralavtopritsep" bằng giải pháp "1C:Sản xuất công nghiệp".
Kết quả là, với khối lượng thành phẩm như trước, chi phí sản xuất đã
giảm 10%, còn số lượng nguyên vật liệu sản xuất dở dang giảm 3,5 lần. Hệ
thống mới cho phép kiểm soát ở chế độ online việc xuất xưởng thành
phẩm, số dư nguyên vật liệu trong kho chính và trong các phân xưởng.
"Uralavtopritsep" là công ty duy nhất tại ở Nga sản xuất rơ-mooc ô
tô hạng nặng với trọng tải lên đến 2.000 tấn. Sản phẩm của công ty được
phân phối trên khắp các tỉnh thành của Nga, các nước SNG, Nam Mỹ, Châu Á
và Châu Phi.
Trước đây, hệ thống quản lý và kế toán tại nhà máy được thực hiện
trên nhiều phần mềm và các bảng điện tử rời rạc. Giá thành sản phẩm
được tính trên cơ sở các chỉ số dự tính. Trên thực tế, phần lớn các giao
dịch kế toán được thực hiện một cách thủ công. Lãnh đạo công ty đã
quyết định xây dựng hệ thống thông tin duy nhất, cho phép tổ chức quản
lý sản xuất và kế toán hàng tồn kho, lập kế hoạch mua nguyên vật liệu,
linh kiện và tính giá thành thành phẩm.
Tổng kết chung về dự án
Hệ thống đảm bảo tính chính xác giá thành sản phẩm xuất xưởng.
Trước khi triển khai hệ thống mới, giá thành sản xuất được tính trên cơ
sở định mức trung bình của chi phí nguyên vật liệu.
Điều này dẫn đến giá thành tính ra bị lỗi và không chính xác
chiếm đến 50% mặt hàng. Hiện nay, với phần mềm 1C, việc tính giá thành
dựa trên cơ sở dữ liệu thực tế, cho phép phân tích cấu trúc giá thành và
đưa ra các biện pháp giảm giá thành.
Sau khi khởi động hệ thống, các định mức sản xuất đã được làm rõ.
Hiện tại, phòng mua hàng làm việc với dữ liệu từ phòng ban khác chuyển
sang và mua nguyên vật liệu, linh kiện theo kế hoạch mua hàng đã lập
trên cơ sở kế hoạch xuất xưởng thành phẩm. Vật tư trong kho đã giảm đến
mức tối thiểu cần thiết. Do đó chi phí mua nguyên vật liệu và linh kiện
giảm tới 10%.
Tổng giám đốc Công ty "Uralavtopritsep" - Valery Filatov
Số lượng nguyên vật liệu sản xuất dở dang giảm 3,5 lần. Người sử
dụng tiến hành ghi nhận và kiểm soát vật tư, bán thành phẩm và thành
phẩm trong tất cả các giai đoạn sản xuất. Kết quả là, hệ thống đã theo
dõi được định mức vật tư, sản xuất hoạt động trơn tru, đơn hàng được
thực hiện đúng thời hạn.
Phòng kế toán nhập các chứng từ gốc và chuyển trực tiếp xuống các
phân xưởng, cho phép giảm bớt thời gian đưa ra quyết định về việc điều
chuyển nguyên vật liệu, mua thêm linh kiện, tu sửa thiết bị và các nhiệm
vụ sản xuất khác trong cả tuần cho đến từng ngày làm việc. Mỗi ngày đều
có báo cáo làm việc hàng ngày tại phân xưởng, mỗi phân xưởng sẽ tiến
hành kiểm kê hàng tháng và báo cáo về số lượng sản phẩm đã sản xuất, sản
phẩm dở dang và số dư linh kiện còn lại. Cách tiếp cận này cho phép lập
kế hoạch làm việc chính xác cho phân xưởng, mở ra nhiều khả năng mới để
giảm bớt chi phí sản xuất.
Thời gian lập các báo cáo pháp quy giảm đáng kể, còn thời gian
dành cho dữ liệu của sổ sách kế toán thuế giảm từ 4-5 tuần xuống còn vài
giờ.
Tổng giám đốc Công ty "Uralavtopritsep" – ông Valery Filatov cho
biết: "Giải pháp 1C trong công ty chúng tôi như là một công cụ kiểm soát
và quản lý. Bây giờ, chúng tôi vừa hoạt động, vừa có định hướng trên cơ
sở số liệu thực tế. Kết quả tốt nhất của dự án này là chi phí sản xuất
đã giảm 10%. Theo tôi, sắp tới, khi có dữ liệu về cấu trúc giá thành,
chúng tôi có thể hoàn thiện hơn chỉ số này".
Nguồn: http://www.1vs.vn/tintuc/14019_cong-ty-duy-nhat-tai-nga-san-xuat-ro-mooc-o-to-hang-nang-da-cat-giam-10-chi-phi-san-xuat-nho-su-dung-phan-mem-1c-san-xuat-cong-nghiep-%28erp%29.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét