Một sản phẩm tốt, một bao bì hấp dẫn thôi chưa đủ để hạ gục khách hàng mà còn cần tới thứ vũ khí bí mật mang tên “ trưng bày tại điểm bán”.
Ngày nay cuộc chiến giữa các doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi mà còn là cuộc chiến trên mặt trận phân phối và ngay tại điểm bán. Trưng bày sản phẩm cùng với bao bì đang trở thành vũ khí mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn tìm cách tối ưu hóa sức mạnh. Vậy làm sao để có thể tối ưu hóa chúng và tăng sức canh tranh của sản phẩm? hãy cùng tham khảo 7 bí quyết dưới đây:
1. Hiểu rõ khách hàng mục tiêu
Có câu “ biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” việc hiểu rõ khách hàng mục tiêu là yếu tố đầu tiên giúp bạn giúp bạn biết được cách trưng bày sản phẩm sao cho phù hợp với tâm lý mua hàng của từng đối tượng. Khi bạn xác định được rõ khách hàng mục tiêu của mình là ai, bạn có thể chọn cách các cách trưng bày tùy theo độ tuổi, thu nhập và trình độ giáo dục của họ; sâu hơn nữa là theo sở thích, hành vi và phong cách sống. Những yếu tố đó sẽ tác động trực tiếp tới việc họ có quyết định mua hàng hay không.
2. Thiết kế trưng bày dựa trên 5 giác quan
Con người cảm nhận thế giới xung quanh qua 5 giác quan vì vậy trong một không gian bán lẻ, cần cố gắng tận dụng hiệu ứng để tác động lên 5 giác quan, tối ưu hóa quá trình trải nghiệm của khách hàng. Kĩ thuật này được gọi là “làm thương hiệu theo giác quan” (sensory branding).
Nhìn: Sử dụng màu sắc kích thích tâm lí mua hàng; các hiệu ứng ánh sáng, tương phản; sắp xếp đồ vật theo nguyên tắc cân bằng, đối xứng… để thu hút và giữ chân ánh nhìn của khách.
Nghe: Âm nhạc có thể ảnh hưởng đến hành vi khách hàng. Muốn giữ chân khách ở lâu hơn trong cửa hàng thì dùng nhạc chậm, hấp dẫn khách trẻ tuổi thì dùng nhạc trẻ, sôi động…
Xúc giác: để khách hàng chạm, nếm thử, mặc thử… Khi tiếp xúc thực tế khách sẽ dễ có được cảm giác sở hữu sản phẩm.
Khứu giác: Mùi hương là con đường nhanh nhất tác động đến trí nhớ và cảm xúc – chúng là hai tác nhân vô cùng quan trọng đằng sau quyết định mua hàng của con người.
Vị giác: Cho khách hàng trải nghiệm hương vị trong ngành thực phẩm có hiệu quả tương đương với thử trang phục trong ngành thời trang.
3. Hãy giúp khách hàng hình dung chi tiết ra sản phẩm
Sắp xếp hàng hóa sao cho khách hàng có thể dễ dàng hình dung được món hàng sau khi được mua về sẽ có công dụng về hình thức ra sao. Ví dụ, đồ nội thất này khi để ở nhà họ thì sẽ trông thế nào, bộ quần áo này nếu mặc lên người sẽ nhìn ra sao,.. Có thể cho nhân viên mặc đồ mình muốn bán hoặc dùng ma-nơ-canh để trưng bày.
(Nguồn Internet)
4. Sắp xếp hàng theo nhóm
Đặt những mặt hàng cùng nhóm ở gần nhau để khách hàng tiết kiệm thời gian khi chọn lựa, phối đồ. Có thể phân loại nhóm theo sự tương đồng về giá, chủng loại, kích cỡ, màu sắc…Việc để chúng gần nhau cũng nhằm giúp tang tỉ lệ chọn lựa và mua hàng của khách.
5. Quy tắc nhóm sản phẩm
Trưng bày hàng hóa theo cách phối hợp 1 số sản phẩm thành 1 nhóm. Ví dụ như sắp xếp 1 nhóm gồm 3 sản phẩm theo chiều cao dựa trên nguyên tắc Kim tự tháp: thấp, trung bình, cao. Không nên bày sản phẩm ngang hàng, vì mắt chúng ta sẽ đứng im khi nhìn thấy các vật sắp xếp đối xứng hoặc ngang hàng. Sắp xếp theo nhóm 3 sản phẩm có chiều cao không đồng nhất sẽ khiến mắt di chuyển nhiều hơn và tạo ra hiệu ứng thi giác mạnh mẽ trong đó 1 sản phẩm cao hẳn sẽ thu hút ánh nhìn vào sản phẩm đó, tạo ra những kích thích mua hàng.
Một lưu ý nữa trong việc phối hợp trưng bày các sản phẩm theo nhóm. Ví dụ, đối với các mặt hàng thời trang chúng ta phải quan tâm đến yếu tố màu sắc của mỗi bộ quần áo khi đứng cạnh nhau. Thường thì người trưng bày sẽ lựa chọn những màu sắc tương tự nhau, giống nhau hoặc có thể bổ trợ cho nhau để đặt cạnh nhau.
6. Đừng tiết kiệm ánh sáng
Hiệu ứng ánh sáng có tác động mạnh mẽ tới cảm xúc khách hàng: như khi bước vào một sàn diễn thời trang, hay ở trong hộp đêm… Hãy dùng ánh sáng để dẫn dắt khách hàng trong cửa hiệu, khiến họ chú ý đến sản phẩm top mà bạn muốn bán.
7. Luôn thử nghiệm với những ý tưởng mới
Các nghiên cứu khoa học về hành vi con người sẽ giúp rất nhiều trong việc tìm ra những cách trưng bày tác động mạnh tới tâm lý người mua. Vì vậy đừng bao giờ ngần ngại tìm hiểu và áp dụng chúng trong thực tế. Tuy nhiên bạn cũng cần xây dựng cho mình hệ thống tiêu chuẩn đánh giá để đo lường hiệu quả. Từ đó giúp đánh giá được đâu là những phương pháp tối ưu mà mình nên tiếp tục sử dụng
(Sưu tầm - Bổ sung)
Tham khảo: phần mềm quản lý bán hàng 1C