Trong kinh doanh thương mại, giá là một phạm trù hết sức quan trọng, đặc biệt là giá bán nó được coi là chiến lược, khi nào cần giữa nguyên giá niêm yết và khi nào cần hiệu chỉnh giảm giá. Giữa giá mua và giá bán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sự tương tác này ảnh hưởng rất lớn tới công việc kinh doanh của cửa hàng, đòi hỏi người quản lý phải biết cách ghi nhận giá nhập, giá bán một cách chi tiết và rõ ràng. Để ghi nhận chi tiết và rõ ràng, việc ứng dụng một giải pháp phần mềm vào quản lý cũng là một ưu tiên hàng đầu đối với các chủ cửa hàng. Như vậy, quản lý giá mua và giá bán trong cửa hàng có vai trò như thế nào?
Giá mua vào thấp tạo thuận lợi cho chiến lược giá bán
Đảm bảo mua hàng với chi phí thấp nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho chiến lược xác định giá đầu ra. Dựa vào giá tốt ở đầu vào, cửa hàng có thể hạ giá bán thấp hơn các đối thủ cạnh tranh để kéo khách hàng về phía mình.
Vẫn biết chi phí mua hàng không chỉ nằm ở giá mua bao nhiêu mà còn phụ thuộc vào điều khoản thanh toán với nhà cung cấp, hàng mua ở đâu, của ai, số lượng bao nhiêu,… nhưng việc xác định giá mua hàng rất quan trọng vì nó chiếm tỉ trọng lớn trong việc xác định giá vốn của hàng hóa, từ đó ảnh hưởng tới việc xác định giá bán ra.
Giá mua vào tốt cũng là yếu tố để xác định tìm kiếm sản phẩm thay thế khi mà khách hàng sẵn sàng cho sự thay đổi đó.
Ứng dụng phần mềm bán hàng "1C:BÁN LẺ 8" tại 06 điểm cửa hàng Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Dịch vụ Hà Linh
Dễ dàng nhận chiết khấu lớn từ nhà cung cấp
Việc quản lý lượng hàng bán ra sẽ giúp chủ cửa hàng dễ dàng thương lượng với nhà cung cấp về giá và cam kết tiêu thu với một số lượng nhất định trong kỳ. Khi đảm bảo cam kết tiêu thụ, chủ cửa hàng dễ dàng nhận được khoản chiết khấu lớn từ các nhà cung cấp.
Chia sẻ thông tin trong chuỗi cửa hàng
Lịch sử giá mua hàng từ nhiều nhà cung cấp sẽ được ghi lại, đặc biệt là chuỗi cửa hàng sử dụng phần mềm 1C:BÁN LẺ 8 có chức năng so sánh giá mua từ các nhà cung cấp trong khoảng thời gian gần nhất, đây là điều kiện thuận lợi để các cửa hàng trong chuỗi có thể tra cứu, tìm kiếm ra nhà cung cấp bán hàng với giá tốt nhất, từ đó dễ dàng lựa chọn nhà cung cấp có giá tốt. Đặc biệt hơn, 1C:BÁN LẺ 8 sẵn sàng giúp chủ cửa hàng tự động phân tích nhu cầu mua hàng và lựa chọn nhà cung cấp đã giao dịch với giá bán hàng thấp nhất trong thời gian gần nhất.
Lập báo cáo mua hàng
Một mặt hàng có thể được mua từ nhiều nhà cung cấp, mỗi nhà cung cấp có thể bán nhiều lần cho cửa hàng trong một khoảng thời gian, từ đó lập ra báo cáo mua hàng theo dõi nhật ký mua hàng từ các nhà cung cấp. Khi cửa hàng sử dụng phần mềm 1C:BÁN LẺ 8, người quản lý dễ dàng lập ra báo cáo mua hàng từ nhà cung cấp để so sánh xem từ một mặt hàng nhà cung cấp nào bán cho mình với giá cạnh tranh nhất.
Lập bảng giá bán hàng hóa
Khi ghi nhận được lịch sử giá bán, chủ cửa hàng biết được rằng hàng hóa nào ở cửa hàng thu hút khách hàng nhất, hàng nào bán chạy nhất theo từng mùa, từ đó dễ dàng đưa ra quyết định xác định mức giá bán lẻ cho cửa hàng, thậm chí có thể lập giá bán cao hơn giá đối thủ.
Bảng giá có thể lập riêng cho từng cửa hàng trong chuỗi hay lập trung cho toàn chuỗi sau đó dựa vào từng đặc điểm của mặt hàng mà có thể xây dựng một chính sách giảm giá khác nhau. Đó là đặc thù khi quản lý giá bán ra.
Dễ dàng chạy các chương trình marketing
Dựa trên một bảng giá bán lẻ chung kết hợp với chính sách marketing, người quản lý dễ dàng lập ra nhiều chương trình quản lý khách hàng thân thiết, chiết khấu khách hàng VIP, bán hàng tặng hàng, giảm giá đẩy hàng tồn kho, gián bán tâm lý theo giờ vàng, số thứ tự… Như vậy, chỉ cần một bảng giá áp dụng chung, chủ cửa hàng dễ dàng áp dụng nhiều chương trình marketing cùng một lúc. Đơn giản hơn, chính xác hơn, đỡ tốn công sức hơn có thể áp dụng phần mềm 1C:BÁN LẺ 8 vào ứng dụng tại cửa hàng. Khi đó chủ cửa hàng, chỉ cần thiết lập chính sách marketing, phần mềm tự động tính toán và nhân viên thu ngân không cần phải làm gì nhiều hơn ngoài việc trao tặng quà cho khách hàng.
Chương trình tích điểm được quản lý trong phần mềm bán hàng 1C:BÁN LẺ 8
So sánh giá bán với đối thủ cạnh tranh
Cùng một mặt hàng, người chủ cửa hàng dễ dàng theo dõi, đối chiếu giá bán của cửa hàng với các đối thủ cạnh tranh. Từ đó, đưa ra chính sách giảm giá cho khách hàng, tặng quà cho khách, bán hàng kèm dịch vụ… nhằm đem lại lợi ích cho khách hàng nhiều hơn.
Lập báo cáo bán hàng
Quản lý bán hàng dễ dàng lập báo cáo bán hàng của mặt hàng bán chạy nhất, thời gian nào bán chạy nhất và nếu quản lý thông tin khách hàng sẽ biết khách hàng nào tiêu thụ hàng nhiều nhất, có thể dựa vào đó để xây dựng tiêu chí phân hạng khách hàng.
Lập được ra báo cáo lãi gộp để xác định mặt hàng nào đem cho lãi gộp cao nhất, khách hàng nào đem lại lãi gộp cao nhất. Từ đó, xác định nên đẩy cao mặt hàng nào vào mùa nào và tập trung chăm sóc đối tượng khách hàng đem lại lãi gộp cao cho cửa hàng.
Quản lý giá mua và giá bán có vai trò rất quan trọng đối với cửa hàng. Khi các tiêu chí quản lý đã được xác lập, để hệ thống chạy tự động mà vẫn kiểm soát chặt chẽ thì việc ứng dụng phần mềm 1C:BÁN LẺ 8 cũng là một ưu tiên đáng xem xét. Phần mềm sẽ giúp quản lý cửa hàng chính xác hơn về số tồn kho, doanh thu bán hàng, quản lý khách hàng thân thiết, tự động tính toán các chương trình giảm giá… Khi cửa hàng có người bán thuê, chủ cửa hàng mưu cầu quản lý một cách thông mình hơn và các chương trình marketing được chạy hỗn hợp thì ứng dụng 1C:BÁN LẺ 8 là lựa chọn tốt nhất của chủ cửa hàng.